TP.HCM nghiên cứu cách ly F1 tại nhà

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng: "Trong 2 tuần giãn cách sắp tới, người dân nên hạn chế sinh hoạt, tiếp xúc với người khác, hạn chế di chuyển" - Ảnh: TỰ TRUNG
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng: "Trong 2 tuần giãn cách sắp tới, người dân nên hạn chế sinh hoạt, tiếp xúc với người khác, hạn chế di chuyển" - Ảnh: TỰ TRUNG
0:00 / 0:00
0:00
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng, giải pháp thực hiện cách ly trường hợp F1 tại nhà là khả thi. Việc cách ly tại nhà sẽ giúp tâm lý của người bị cách ly nhẹ nhàng hơn do được ở chung với người thân.

Trao đổi tại cuộc họp báo thông tin về dịch COVID-19 chiều 14/6, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, theo quy định hiện nay, các trường hợp F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm của F1.

Theo ông Hưng, giải pháp thực hiện cách ly tại nhà cho cả F1 là "có thể thực hiện". Việc cách ly tại nhà như vậy sẽ giúp tâm lý của người bị cách ly nhẹ nhàng hơn do được ở chung với người thân.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng đỡ phải chuẩn bị cơ sở vật chất để cách ly khi số lượng người F1 tăng lên.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho hay không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly. Theo quy định của Bộ Y tế, nếu nhà ở không đủ điều kiện cách ly thì phải cách ly tập trung. Đây cũng là hạn chế của quy định này.

Mặt khác, việc cách ly F1 tại nhà cũng phải tính toán đến giải pháp giám sát sự tuân thủ của những người bị cách ly tại nhà. Như hiện nay quy định hộ gia đình phải cam kết với địa phương các điều kiện như ở trong phòng riêng, không được ra khỏi nhà, có cán bộ y tế và cán bộ địa phương giám sát.

Do vậy, việc cách ly tại nhà cũng cần một lực lượng của cơ quan nhà nước giám sát, chứ không phải không có. Sở Y tế TP.HCM đang cân nhắc thí điểm để F1 cách ly tại nhà ở một số khu vực, sau đó nhân rộng ra.

Đồng thời, sở cũng hướng tới sử dụng công nghệ để giám sát người bị cách ly, nhưng phải tính toán để làm sao không vi phạm quy định pháp luật.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.