TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất trong lịch sử

Một nhân viên làm việc tại Khu Công nghệ cao ở TP.HCM được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. Ảnh: Duy Hiệu/Zing.
Một nhân viên làm việc tại Khu Công nghệ cao ở TP.HCM được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. Ảnh: Duy Hiệu/Zing.
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 19/6, TP.HCM khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tại một công ty ở Khu Công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức.

Khoảng 500 công nhân Khu Công nghệ cao TP.HCM được tiêm vaccine. Trung tâm Y tế TP Thủ Đức sẽ huy động 5 đội tiêm chủng để đảm nhiệm công việc này.

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc

Tại buổi khởi động chiến dịch, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết làn sóng dịch Covid-19 lần 4 tại TP.HCM khó kiểm soát hơn so với các đợt bùng phát trước đó.

"Đợt dịch này ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt, an sinh xã hội người dân thành phố. Do đó, với 786.000 liều vaccine, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, ưu tiêm cho lực lượng công nhân, người lao động để duy trì sản xuất. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại thành phố diễn ra trong vòng 7 ngày", ông nói.

Theo Phó thủ tướng, số lượng vaccine trong đợt này đáp ứng được 2/3 đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng của thành phố (2,3 triệu người). Do đó, thành phố chỉ có thể ưu tiên tiêm chủng cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất và lực lượng công an, quân đội.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng khẳng định đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thành phố với tốc độ triển khai thần tốc trong 7 ngày trước khi đánh giá lại tình hình dịch bệnh để có những quyết sách quan trọng tiếp theo.

Thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày tại Trung tâm y tế, trạm y tế và các điểm lưu động. Để đảm bảo việc giãn cách trong quá trình tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày, khoảng 200.000 người sẽ được tiêm chủng. Dự kiến, chiến dịch hoàn thành trước ngày 27/6.

Ngành y tế sẽ huy động tổng lực lượng của các cơ sở đã được công bố đủ điều kiện tiêm chủng hoặc công bố đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tham gia chiến dịch tiêm chủng như Viện Y học dự phòng quân đội phía Nam, Cục Quân y, các bệnh viện thuộc Bộ - ngành, các bệnh viện công lập, ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, các cơ sở thuộc hệ thống VNVC, phòng khám tư nhân. Các địa phương chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm tổ chức tiêm chủng đảm bảo điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động theo quy định.

Theo Phó giám đốc Sở Y tế, chiến dịch được triển khai quyết liệt và thần tốc nhưng mục tiêu đặt lên hàng đầu là phải đảm bảo an toàn, kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định.

Vì vậy, ông yêu cầu nhân viên phải sàng lọc đầy đủ đối tượng trước khi tiêm chủng, kịp thời phát hiện các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn. Những người này sẽ được khám chuyên khoa và tiêm chủng tại bệnh viện.

Bên cạnh đó, các nhân viên y tế cần tư vấn đầy đủ cho người đi tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vaccine và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.

"Phải tổ chức giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng đúng quy định, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc", ông Nguyễn Hữu Hưng nhấn mạnh.

Huy động hơn 5.000 nhân viên y tế

Theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM, hơn 5.000 nhân viên y tế thuộc 1.032 đội tiêm, từ 547 đơn vị tham gia chiến dịch tiêm chủng này.

Mỗi đội tiêm sẽ có ít nhất 5 nhân viên có trình độ chuyên môn, gồm một bác sĩ khám sàng lọc, 2 nhân viên tiêm vaccine, một bác sĩ và một điều dưỡng phụ trách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, cho biết, chiến dịch dự kiến thực hiện trong 5-7 ngày với số lượng vaccine là 786.000 liều cho các nhóm ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Thủ tướng Chính phủ. Khoảng 50.000 liều được ưu tiên cho lực lượng bộ đội, công an trên địa bàn thành phố.

Tính đến chiều 18/6, TP.HCM đã triển khai tiêm cho tổng cộng hơn 95.000 người thuộc diện ưu tiên. Dự kiến, số lượng người được tiêm trong đợt này là gần một triệu người.

Chiều 17/6, 836.000 liều vaccine Covid-19 nhập kho lạnh lưu trữ của Viện Pasteur TP.HCM. Đây là vaccine nằm trong số 966.320 liều do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam. Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên 86% vaccine trong đợt phân bổ thứ 5 cho TP.HCM trong bối cảnh thành phố ghi nhận gần 1.400 ca mắc COVID-19.

Tính từ ngày 27/4 đến sáng 19/6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.386 bệnh nhân Covid-19, xếp thứ 3 cả nước sau Bắc Giang, Bắc Ninh. Ngoài chùm ca bệnh lớn nhất liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, thành phố còn phát sinh nhiều ổ dịch nhỏ, chưa rõ nguồn lây. Đặc biệt, dịch đã xâm nhập vào một số cơ sở y tế, điển hình là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.