TP Hồ Chí Minh chống dịch bằng mô hình bệnh viện “tách đôi”

 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ tách đôi, một nửa để chuyên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ tách đôi, một nửa để chuyên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến phức tạp, Sở Y tế thành phố triển khai theo mô hình bệnh viện “tách đôi” tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, vừa điều trị bệnh lao, vừa điều trị bệnh nhân COVID-19.

Vừa trị bệnh lao, vừa trị COVID-19

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP HCM, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống có 5.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, đến nay, ngành Y tế đã sẵn sàng khoảng 2.000 giường bệnh chuyên tiếp nhận bệnh nhân dương tính, trong đó có 200 giường hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân nặng.

Theo kế hoạch này, 2 bệnh viện sẽ được chuyển đổi một số chức năng để trở thành bệnh viện chuyên tiếp nhận COVID-19 là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Đặc biệt với riêng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – là bệnh viện chuyên khoa về bệnh phổi và lao, Sở Y tế chỉ đạo sẽ triển khai theo mô hình bệnh viện “tách đôi” (split hospital) vừa tiếp nhận điều trị các bệnh lao, phổi vừa điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, một nửa bệnh viện (tính theo chiều dọc) sẽ được sử dụng làm khu vực điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Khu vực này tách biệt hẳn với một nửa còn lại, có cổng vào riêng, những khối nhà riêng (đã được bố trí những buồng áp lực âm, giường hồi sức, các buồng bệnh thông thoáng không dùng điều hòa trung tâm,…) và cả khu vực cận lâm sàng riêng biệt, trong đó có xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán COVID-19. Quy mô lên đến 700 giường bệnh.

Ngoài ra, TP HCM mở rộng 2 khu cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh và khu A5, A6 thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM với sức chứa khoảng 6.600 người đã được đưa vào sử dụng.

Hiện tại, ngành Y tế TP đang phối hợp các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án triển khai thêm cơ sở cách ly tập trung trong tình huống dịch bệnh lan rộng, với sự huy động tổng 09 khu của quân đội và 01 khu của ký túc xá Đại học Quốc gia có tổng công suất 19.520 giường. Khi đó TP có khả năng cách ly tập trung cho 30.000 người.

Bố trí 1/2 cán bộ làm việc tại nhà

Ngày 3/6, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ký ban hành Công văn số 1803 về thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị Nhà nước đảm bảo phù hợp trong đợt cao điểm phòng, chống dịch.

Cụ thể, cơ quan, đơn vị Nhà nước bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà đối với các nhiệm vụ được phân công. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở. Lưu ý không để công việc bị đình trệ, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật và các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không di chuyển ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết và chịu trách nhiệm về việc không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện các công việc có tính chất quan trọng, đặc thù không thể làm việc tại nhà: Phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của cơ quan y tế theo quy định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét bố trí nơi lưu trú tạm thời phù hợp ngoài địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12…

Ngày 3/6, Sở Y tế TP HCM cho biết, TP hiện có 4 Bệnh viện (Bệnh viện quận Bình Thạnh, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, Bệnh viện Tâm Thần (cơ sở Lê Minh Xuân) và Bệnh viện quận Gò Vấp); 2 phòng khám (Phòng khám Đa khoa Trần Diệp Khanh và Phòng khám Đa khoa Xóm Mới) đang tạm ngưng khám bệnh ngoại trú vì có người mắc COVID-19 đến khám; 2 bệnh viện (Bệnh viện quận Tân Phú và Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn) bị phong tỏa vì có nhân viên y tế mắc COVID-19.

Trước tình hình số ca mắc và nghi mắc COVID-19 có thể đến bệnh viện để khám bệnh gia tăng trong thời gian tới, Sở Y TP HCM yêu cầu các bệnh viện phải chấn chỉnh toàn diện công tác khai báo y tế, khám sàng lọc, cách ly, vận chuyển bệnh nhân đến khu cách ly điều trị. Các bệnh viện phải diễn tập tình huống có ca nghi ngờ, ca mắc COVID-19 đến khám bệnh để tránh tình trạng bị động, dẫn đến bệnh viện, phòng khám phải tạm ngưng hoạt động.

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.