Tổng thống Syria kiên quyết không sống lưu vong

Liên tục tuyên bố sẽ không từ chức bất chấp sức ép từ các thế lực bên ngoài và lực lượng đối lập trong nước, mới đây Tổng thống Syria Bashar al-Assad lại khẳng định một lần nữa là ông không thể nghĩ đến việc sống lưu vong vì “không một người yêu nước nào nghĩ đến chuyện sống ở bên ngoài đất nước mình”.

Liên tục tuyên bố sẽ không từ chức bất chấp sức ép từ các thế lực bên ngoài và lực lượng đối lập trong nước, mới đây Tổng thống Syria Bashar al-Assad lại khẳng định một lần nữa là ông không thể nghĩ đến việc sống lưu vong vì “không một người yêu nước nào nghĩ đến chuyện sống ở bên ngoài đất nước mình”.

Hàng chục người thiệt mạng vì bạo lực kéo dài

Từ khi Syria rơi vào vòng xoáy bạo lực hồi tháng 3/2011, hầu hết các đảng đối lập và phiến quân Syria đều tuyên bố không chấp thuận bất kỳ cách giải quyết nào cho cuộc khủng hoảng ở nước này nếu ông Assad không từ chức. Phương Tây cũng có lập trường tương tự, ủng hộ đề xuất của Liên đoàn Arab về việc yêu cầu ông Assad chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho rằng những tuyên bố của ông Jamil không có gì mới và Washington vẫn kêu gọi ông Assad nhanh chóng từ bỏ quyền lực.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Chính phủ nước này cũng từng chuẩn bị thảo luận về khả năng ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad, nhưng khẳng định việc từ chức không thể là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán với phe đối lập. “Đưa việc từ chức của Tổng thống thành điều kiện để đối thoại là điều không thể”, Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil phát biểu.

Nga lại ủng hộ một biện pháp khác là tổ chức đàm phán giữa chính phủ và các lãnh đạo phe đối lập nhằm thúc đẩy một “kế hoạch chuyển đổi chính trị” và kết quả cuối cùng sẽ được quyết định trong các cuộc đàm phán này.

Ngoại trưởng Nga từng khẳng định rằng không thể có bất kỳ sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng ở Syria, bởi điều này sẽ đẩy cuộc chiến đi xa hơn. Phe đối lập e ngại rằng kế hoạch này sẽ là cái cớ để chính quyền “câu giờ”.

Trong khi đó, các lãnh đạo và tổ chức cứu trợ toàn cầu sốt ruột lên tiếng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhanh chóng đạt được thỏa thuận về tiếp cận nhân đạo với chính quyền ông Assad. Theo số liệu của Liên hợp quốc, hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong làn sóng bạo lực kéo dài ở Syria.

"Là người yêu nước, không thể sống lưu vong"

Bất chấp sức ép từ các thế lực bên ngoài và lực lượng đối lập trong nước, Tổng thống Bashar al-Assad liên tục khẳng định sẽ không từ bỏ quyền lực. Trong buổi phỏng vấn có thu hình của tờ Sunday Times (Anh) hồi đầu tháng 3 tại tư dinh Tổng thống ở Damascus, Tổng thống Assad nói rằng ông sẵn sàng điều đình với bất cứ ai chịu buông vũ khí và chứng tỏ rõ ràng họ là những “chủ thể chính trị” chứ không là “những kẻ khủng bố có vũ trang”.

Ông Assad còn tố giác chính phủ Anh muốn bạo lực leo thang tại Syria để cung cấp vũ khí cho phiến quân và theo ông, không thể nào để người Anh đóng vai trò gì tại Syria trong lúc họ muốn quân sự hóa vấn đề hiện nay.

Chia sẻ về lập luận cho rằng ông là nguyên nhân gây xáo trộn cho quốc gia, ông Assad khẳng định đó là một lập luận “phi lý” bởi vì “các tiền lệ mới đây tại Libya, Yemen và Ai Cập đã cho thấy ngược lại”. Trả lời với tờ Sunday Times, sự ra đi của ông sẽ không thể chấm dứt được cuộc nội chiến kéo dài suốt hai năm qua và một lần nữa tuyên bố ông sẽ không từ chức cũng như không rời bỏ đất nước.

Trong khi đó, đề cập đến triển vọng hòa bình, ông Assad cho biết sẵn sàng đàm phán với phe đối lập để chấm dứt tình trạng khủng hoảng hiện nay, kể cả các những tay súng chịu hạ vũ khí đầu hàng, song nhấn mạnh sẽ không có chuyện thương lượng với “những kẻ khủng bố vũ trang” giết hại dân thường, tấn công các địa điểm công cộng và hủy hoại đất nước.

Tuyên bố của Tổng thống Syria được đưa ra trong bối cảnh Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Đặc phái viên chung Liên hợp quốc – Liên đoàn Arập (AL) về Syria Lakhdar Brahimi đề nghị làm trung gian cho các cuộc hòa đàm giữa chính quyền của ông và phe đối lập.

Liên quan đến kế hoạch triển khai quân tại Syria, Tổng thống Assad  đã bác bỏ thông tin cho rằng Nga, Iran và lực lượng Hezbollah ở Lebanon đã gửi binh sỹ tới nước này. “Nga rất có tính xây dựng, Iran rất ủng hộ và vai trò của Hezbollah là để bảo vệ Lebanon chứ không phải Syria” – ông nói. Ông Assad cứng cỏi, với 23 triệu dân, một quân đội quốc gia và lực lượng cảnh sát mạnh mẽ, Syria không cần các chiến binh nước ngoài đến để bảo vệ đất nước

Các nguồn tin nước ngoài cho hay, Tổng thống Assad vẫn sẽ tham gia cuộc bầu cử năm 2014. Theo Ngoại trưởng Syria Waliddal-Moallem, ông Assad là Tổng thống hợp pháp của Syria và sự ra đi hay ở lại sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014 và người dân có toàn quyền lựa chọn nhà lãnh đạo của mình qua lá phiếu.

Hùng Anh

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.