Tổng Bí thư: Năm 2022 đạt nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2021

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bổ sung bài học mới cho năm 2023, đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh - Ảnh: VGP
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bổ sung bài học mới cho năm 2023, đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh - Ảnh: VGP
(PLVN) -  Cần chủ động đối với mọi tình huống, nhất là những khó khăn, thách thức mới phát sinh; tuyệt đối không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được vì mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII là rất cao, trong khi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu trên đối với các cấp, các ngành trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Ngược dòng thời gian, nhớ lại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021 cũng ở chính hội trường này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Tôi có nêu mong muốn và chúc Chính phủ, chính quyền các cấp cố gắng, nỗ lực phấn đấu để năm 2022 phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2021. Hội nghị đã vỗ tay tỏ ý đồng tình, ủng hộ rất mạnh mẽ, với quyết tâm và khí thế rất cao". Giờ đây, khi tổng kết đánh giá, nhìn lại năm 2022, Tổng Bí thư nhìn nhận: "Năm 2022 chúng ta đã cơ bản đạt được điều mong ước và lời chúc đó".

Nêu bật những kết quả cụ thể đạt được về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, đối ngoại, xây dựng và chỉnh đốn Đảng… trong năm 2022, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và chân thành cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và đồng bào, chiến sĩ cả nước về những nỗ lực phấn đấu, kết quả, thành tích đạt được trong năm 2022.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ dự Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội Khoá XV về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 - Ảnh: VGP
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ dự Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội Khoá XV về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 - Ảnh: VGP

Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo

Để tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng Hội nghị cần nhìn thẳng vào sự thật, tập trung phân tích thấu đáo, khách quan, tạo sự thống nhất cao về đánh giá, phân tích tình hình, nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể tiếp tục kế thừa, phát huy 3 bài học đã rút ra được tại các Hội nghị trước. Đó là: (1) Kế thừa, phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới và những kết quả toàn diện đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay. (2)Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cả hệ thống chính trị, bao gồm các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể kiên quyết, kiên trì đổi mới sáng tạo, phối hợp, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, bài bản hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; giải quyết kịp thời, đúng đắn, sát hợp và có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, bức xúc xã hội. (3) Tranh thủ được sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên, góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí,... tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tổng Bí thư đã bổ sung bài học mới, cụ thể của năm nay (bài học thứ 4), đó là: Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo; chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình; kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề; việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn. Kịp thời phát hiện và có chủ trương, biện pháp phù hợp kiên quyết khắc phục những khó khăn, những việc khó, việc mới.

Giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững

Nhấn mạnh năm 2023 là năm thứ 3, năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Trung ương Đảng đã có Kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Cụ thể là cần chủ động đối với mọi tình huống, đặc biệt là những khó khăn, thách thức mới phát sinh; tuyệt đối không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được, vì mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII là rất cao, trong khi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn.

Đồng thời, cần quán triệt thật sâu sắc hơn nữa, tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững.

Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, yếu kém cả trước mắt lẫn lâu dài của nền kinh tế để giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn; tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; khẩn trương xử lý, khai thông việc cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hoá, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp...

Cần tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ.

Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP

Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, vững mạnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người vướng vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn.

Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.

Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn tham nhũng". Đồng thời, chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

"Với những kết quả, thành tựu đã đạt được trong năm 2022 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tôi tin tưởng và tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, Chính phủ và chính quyền các địa phương sẽ cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, phấn đấu với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khoá XIII, góp phần xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển, cường thịnh; ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh và mong muốn: "Năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022".

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư bằng những hành động cụ thể

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Hội nghị rất vinh dự được chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian quý báu tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới.

Tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xin lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và nghiêm túc triển khai ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư bằng những hành động cụ thể, sản phẩm rõ ràng, thiết thực, lượng hoá được. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, tiếp thêm sức mạnh để chúng ta tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành quả cao hơn trong thời gian tới.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng hành của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế đối với mọi mặt hoạt động của Chính phủ và hệ thống chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Nội dung phát biểu chỉ đạo rất tình cảm, nồng ấm, tâm huyết, sâu sắc, tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, là nguồn động viên, chia sẻ, khích lệ to lớn và là những đánh giá sát thực, tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm sắp tới - Ảnh: VGP

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc cả nước nỗ lực vượt bậc, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, như đồng chí Tổng Bí thư đã căn dặn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, say sưa với kết quả, thành tích đã đạt được mà phải kế thừa, phát huy tối đa thành quả của công cuộc đổi mới, các nhiệm kỳ trước đây, kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay để tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực để tiếp tục "biến nguy thành cơ", vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh bước vào năm 2023, năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025, với phương châm "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả", Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xin hứa với Đảng, Nhà nước, nhân dân và đặc biệt với đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra ngay từ đầu năm, dứt khoát không để bất ngờ, đột xuất về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không để mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, từng đồng chí tư lệnh ngành, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, khơi dậy khát vọng, thúc đẩy tinh thần hăng say, nhiệt huyết cống hiến, đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương, cùng cả nước nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

Đọc thêm

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.