Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Phú Thọ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ - Ảnh: TTXVN
(PLVN) -  Chiều tối 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt, bão tại tỉnh Phú Thọ.

Tham gia đoàn công tác có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo nhanh về tình hình thiên tai, thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ của tỉnh Phú Thọ tại buổi làm việc của Đoàn với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho thấy, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ ngày 7 đến 11/9 đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp các hồ thủy điện xả lũ làm mực nước các sông trên địa bàn tỉnh lên nhanh.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành 7 văn bản chỉ đạo ứng phó xả lũ các hồ thủy điện; 15 lệnh báo động lũ trên sông Bứa, sông Thao, sông Lô. Xuất kho dự trữ vật tư 10.500 bao tải để triển khai chống tràn trên tuyến đê tả, hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Hạ Hòa; xuất cấp 3.000 m3 bạt chống thấm và 1.700 bao tải jumbo (kích thước 0,5 x 0,5 x 0,6 m) cho tỉnh Vĩnh Phúc theo chỉ đạo của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai...

Khi xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và lãnh đạo Quân khu 2 đã có mặt tại hiện trường cùng với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo huy động lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên người bị nạn: chỉ đạo thực hiện các biện pháp trước mắt khắc phục sự cố và các giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ.

Tại Phú Thọ, thiên tai đã làm 2 người chết, 7 người bị thương và 9 người mất tích. Có tổng số 417 nhà dân bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái; 4 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất (tại huyện Đoan Hùng); phải di dời khẩn cấp 7.015 hộ dân do ngập lụt, sạt lở đất. Nhiều công trình y tế, giáo dục, văn hóa bị tốc mái, hư hỏng.

Thiệt hại về nông, lâm nghiệp, thủy sản: Có 6.400 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, gãy đổ; 423 ha cây lâu năm, 168,5 ha cây trồng hàng năm, 327,1 ha cây ăn quả và 127 ha rừng đổ gẫy; 2000 ha nuôi trồng thủy sản bị tràn, vỡ... Thiệt hại về thủy lợi, đê điều, tuyến đê tả, hữu sông Thao trên địa bàn huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê bị tràn và xấp xỉ tràn đê, phải xử lý chống tràn...

Thiệt hại về giao thông, sạt lở khoảng 26.500 m3 đất trên các tuyến đường giao thông; sập trôi trụ T7 và 2 nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C...

Nhiều cơ sở hạ tầng (thủy lợi, đê điều, giao thông, điện, trường học, y tế và cơ sở hạ tầng khác) của Nhà nước bị thiệt hại và nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng, thiệt hại. Tuy nhiên, do tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, nhiều vùng bị ngập sâu, chia cắt nên còn nhiều thiệt hại chưa thống kê đầy đủ. Sơ bộ, tổng giá trị thiệt hại đến thời điểm hiện tại ước tính trên 250 tỷ đồng (chưa bao gồm thiệt hại do sập cầu Phong Châu). Tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục chỉ đạo rà soát, thống kê, tổng hợp thiệt hại.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, các tổ chức chính trị, UBND các huyện, thành, thị xã, tập trung lực lượng hỗ trợ chính quyền các xã vệ sinh trường học, trụ sở giúp nhân dân dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống...: triển khai các biện pháp khử trùng, tiêu độc; vệ sinh môi trường ở các khu vực bị tràn ngập.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đề nghị Trung ương quan tâm, giúp đỡ đầu tư xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu cũ với quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô tuyến Quốc lộ 32 C hiện tại; đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại ngày càng tăng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; xem xét, hỗ trợ đầu tư gia cố, nâng cấp các đoạn đê xung yếu và hệ thống tường chắn sóng thuộc đê tả, hữu sông Thao; hỗ trợ vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn…

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: TTXVN

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, bão số 3 là cơn bão rất đặc biệt, bão hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa; hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia buồn sâu sắc đến các gia đình có thân nhân mất do bão lũ; gửi lời cảm thông và chia sẻ sâu sắc với những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão lũ trên địa bàn.

Biểu dương, đánh giá cao kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống khắc phục hậu quả bão số 3 của tỉnh Phú Thọ và lực lượng quân đội, công an phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả mưa bão, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị đã họp, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung thực hiện mọi biện pháp để tập trung cao độ cứu người, tìm kiếm người mất tích, lo hậu sự cho người xấu số; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa, không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường, không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh; khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông, sớm khôi phục sản xuất kinh doanh và hoạt động bình thường của đời sống xã hội; thống kê thiệt hại để có giải pháp khắc phục kịp thời; ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công điện chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo tại những điểm nóng. Cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ, giúp dân sơ tán, khắc phục hậu quả, cứu trợ nhân dân. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành đã đến các địa phương chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi động viên nhân dân vùng bão lụt.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Ưu tiên cao nhất đối với toàn bộ các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ là cứu dân, trong đó sức mạnh của lực lượng vũ trang là nòng cốt. Các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão cần xác định “cứu dân là ưu tiên cao nhất”, “sức mạnh lực lượng vũ trang là nòng cốt” để triển khai đồng bộ, quyết liệt mọi biện pháp từ phòng ngừa đến cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; sử dụng mọi nguồn lực, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tìm kiếm người mất tích, người chết; đồng thời phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ người dân; hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay sớm để khôi phục sản xuất.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn xã hội phát huy truyền thống yêu nước, “tương thân tương ái”, quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với các gia đình, người dân bị nạn, bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra; tổ chức thăm hỏi, động viên, thực hiện kịp thời chính sách đối với các gia đình bị thiệt hại.

Về kiến nghị của tỉnh Phú Thọ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, cầu Phong Châu là chỗ giao thông huyết mạch không phải chỉ cho Phú Thọ mà cho cả các tỉnh xung quanh. Do đó, việc đầu tư xây dựng cầu sẽ phải làm và hoàn thành sớm, khẩn trương khảo sát thiết kế, đánh giá cùng với địa phương và triển khai hoàn thành càng sớm càng tốt.

Đối với việc đầu tư nâng cấp đoạn đê xung yếu chắn sóng tại sông Thao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, tỉnh cần nghiên cứu và đưa vào triển khai thực hiện các công trình có sức chịu đựng cao trước bão lũ thiên tai, bảo đảm an toàn cho nhân dân.

*Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi quà tặng tỉnh Phú Thọ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao số tiền 30 tỷ đồng ủng hộ tỉnh Phú Thọ khắc phục hậu quả do bão số 3.

Đọc thêm

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai, 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) -  Chiều 12/11, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo...

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

80% quảng cáo trên báo chí hiện thuộc về mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn sáng 12/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, trước đây 80% quảng cáo trực tuyến thuộc về báo chí thì nay thuộc về mạng xã hội, tức là nguồn thu từ quảng cáo đối với các cơ quan báo chí giảm đáng kể.

Để ngành Y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề liên quan được nêu tại phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương các cấp tiếp tục quan tâm, đóng góp ý kiến, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tích cực xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra, để ngành Y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam - Chile

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic, Chủ tịch nước Lương Cường mong muốn thời gian tới, hai Đảng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, đồng thời tiếp tục củng cố sự tin cậy cấp cao và nền tảng quan hệ chính trị làm cơ sở và định hướng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...