Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện về tình thầy trò

Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vô cùng giản dị và khiêm nhường. Ông luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp khi kể về thầy cô và bạn bè.

Một buổi chiều Thu Hà Nội dịu mát, không khí trong lành, tôi có may mắn cùng một số thầy giáo, cô giáo ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, TP Hà Nội được tiếp kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trường Nguyễn Gia Thiều là ngôi trường Tổng Bí thư, Chủ tịch nước học cấp 2 và cấp 3, từ 1957 đến 1963.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ THPT Nguyễn Gia Thiều.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ THPT Nguyễn Gia Thiều.

Dù công việc của Đảng, Nhà nước hết sức bận rộn, choán hết thời gian nhưng ông vẫn dành thời gian hơn 90 phút để tiếp thầy và trò nhà trường. Trong căn phòng làm việc giản dị, chỉ có bàn làm việc và bộ bàn ghế nhỏ để tiếp khách, chúng tôi được nghe ông say sưa kể những kỷ niệm thuở học trò, về những thầy cô yêu dấu. Ấn tượng của tôi khi lần đầu tiên được tiếp chuyện với ông là sự cởi mở, chân tình, giản dị và gần gũi. 

Mở đầu câu chuyện, ông kể về các thầy giáo, cô giáo cũ của mình với biết bao kỷ niệm đáng nhớ. Ông kể về thầy Huỳnh dạy Hóa, thầy Lê Đức Giảng dạy Văn – Sử… Ông kể: “Tôi là lớp trưởng lớp 9B (lớp Văn), được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tôi cũng từng là học sinh giỏi Văn và được chọn đi thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc”. 

Cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thầy giáo chủ nhiệm Lê Đức Giảng.
Cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thầy giáo chủ nhiệm Lê Đức Giảng. 

Khi nhắc đến thầy giáo chủ nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hào hứng kể: “Hồi đó thầy Giảng là chủ nhiệm lớp (hiện thầy đã ngoài 90 tuổi và đang sống ở Quy Nhơn, Bình Định). Thầy tập kết ra Bắc, sống một mình, còn vợ con thầy vẫn ở miền trong. Bên Long Biên những ngày đó còn hoang vắng lắm, ở một mình buồn, không có người thân nên thầy Giảng thường gọi tôi đến để ở cùng vì thầy sợ ma mà (ông cười)! Buổi tối, hai thầy trò đắp chung một chiếc chăn mỏng, lạnh lắm, vì thời đó làm gì có chăn ấm như bây giờ, nhưng vui”. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng hoa chúc mừng thầy nhân dịp 20/11.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng hoa chúc mừng thầy nhân dịp 20/11. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kể thêm: “Sau này, thầy về sống ở Bình Định, mỗi lần đi công tác tôi thường ghé thăm thầy và vẫn gắn bó với thầy đến bây giờ. Vợ thầy rất quý và thường gọi tôi là “Thầy Trọng”. Thỉnh thoảng có chuyện gì vui, có cuốn sách quý hay có tấm ảnh thầy Giảng cũng gửi cho tôi. Nói chung, tôi có rất nhiều kỷ niệm vui với thầy”. Nhấp một ngụm nước, nhìn về phía bàn làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khoe: “Hôm nọ, thầy vừa gửi cho tôi tập thơ thầy làm và mấy tấm ảnh đang để trên bàn kia kìa”. 

Khi nhắc về những kỷ niệm thuở đi học, ông say sưa: “Nhà tôi ở bên Đông Anh, cứ khoảng 4-5 giờ sáng, chúng tôi - những cậu bé ở bên kia sông Đuống (huyện Đông Anh - PV) đi đò sang phía Ngọc Thụy (bến đò Đông Trù-PV), rồi đi bộ sang trường ở phố Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội). Lúc đó nhà nghèo làm gì có xe đạp mà đi. Đi học sớm như thế trời còn rất tối! Với những cậu bé mới học lớp 5, đi sớm như thế sợ ma lắm vì phải đi qua bãi tha ma. Chúng tôi phải đi học sớm để không bị nhỡ đò”. 

 

Khi kể về những người bạn thân thuở học trò, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tâm sự: “Tôi có khá nhiều bạn thân, đến bây giờ vẫn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó có ông Lộc (bạn học rất thân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm nhau - PV), thỉnh thoảng ông ấy lại lên đây (Văn phòng Tổng Bí thư) thăm tôi, nói chuyện vui lắm...”. 

Với ngôi trường Nguyễn Gia Thiều, ông bảo: “Cả một thời học sinh của tôi đã gắn liền với ngôi trường này, với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Tôi rất biết ơn những thầy cô - những người đã dạy dỗ tôi nên người và trở thành người tử tế như ngày hôm nay”. Ông hóm hỉnh nói: “Nhờ các thầy, các cô mà ngày hôm nay em không bị hư hỏng”. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu nhà trường và tác giả (bìa trái).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu nhà trường và tác giả (bìa trái). 

Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vô cùng giản dị và khiêm nhường. Ông luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp khi kể về thầy, cô và bạn bè. Với ông, họ là một phần rất quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của mình. Chính vì thế, dù ở bất kỳ cương vị nào, nhưng khi về với trường cũ, về với lớp cũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn là cậu học sinh thuở nào, giống như các bạn của mình. Khi thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều thay mặt các thế hệ thầy trò trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường, ông nói: “Em báo cáo các thầy, các cô, bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhưng khi về trường em xin phép được các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của nhà trường. Trong buổi lễ, các thầy cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng. Em cũng xin phép được phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm của thời học sinh, về những kỷ niệm đẹp với các thầy cô và các bạn học”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dí dỏm hỏi thêm: “Em nói vậy các thầy cô thấy có được không?”.

Chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ban Giám hiệu Trường PTTH Nguyễn Gia Thiều, tôi thực sự trân trọng và ngưỡng mộ nhân cách của ông. Dù đang là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng ông vẫn sống giản dị, khiêm nhường.

Trong những câu chuyện kể về ngôi trường cũ, trong ông luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy giáo, cô giáo đã dạy ông, những người đã góp phần hình thành nhân cách của ông như hôm nay. Câu chuyện của ông đã dạy không chỉ cho chúng tôi mà còn cho nhiều người khác nữa bài học về đạo lý, về  tôn sư trọng đạo, bài học làm người từ những điều giản dị và nhỏ nhất.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...