Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Lực lượng quân đội và công an kiên quyết không để cho suy thoái hư hỏng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Sáng 7/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị. 

Xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao những kết quả mà lực lượng quân đội đã đạt được trong năm qua, năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và cũng là năm gặp nhiều khó khăn thách thức do diễn biến nhanh chóng, khó đoán định, đặc biệt là tác động mạnh của đại dịch Covid-19; cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, xung đột vũ trang xảy ra ở một số nơi trên thế giới, hoạt động khủng bố, an ninh mạng, vấn đề biển Đông và an ninh phi truyền thống đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế trong đó có nước ta.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đánh giá cao Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; thường xuyên nắm chắc tình hình, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, dự báo, kịp thời đề xuất các chủ trương, đối sách đúng dắn, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ.

Chủ động tham mưu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và hoạt động kinh tế biển; phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược quân sự Quốc phòng.

Đặc biệt, trong phòng chống bão lũ tại miền Trung lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ đã chủ động, linh hoạt phương châm “4 tại chỗ” tổ chức sơ tán nhân dân, tích cực tìm kiếm người mất tích, nhanh chóng khắc phục hậu quả, giải quyết kịp thời các chính sách, được sự ủng hộ và đồng thuận cao trong nhân dân.

Toàn quân cũng triển khai các chốt kiểm soát chặt chẽ, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới, huy động nhiều lực lượng, phương tiện, cơ sở doanh trại để làm khu cách ly, quyết tâm khống chế dịch Covid-19… Cán bộ chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ, xung kích vào các nơi nguy hiểm, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, xứng đáng là Quân đội của dân, do dân, vì dân, đã tô đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước để có được kết quả tích cực trong năm qua, công tác xây dựng Đảng bộ quân đội luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức được chú trọng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên được nâng cao. Công tác tổ chức lực lượng quân đội đã được chú trọng điều chỉnh theo hướng “Tinh, gọn, mạnh”, giảm 10% quân số cơ quan chiến dịch, chiến lược, ưu tiên các đơn vị mới thành lập và đơn vị chiến đấu. Chỉ tính từ 2016 đến nay đã giảm 800 tổ chức, năm 2020 điều chỉnh 196 tổ chức.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Ảnh: TTXVN
 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Ảnh: TTXVN

Cùng với đó lực lượng quân đội đã quyết tâm giải quyết những tồn đọng, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất quốc phòng, tăng cường các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm minh các sai phạm, không có “vùng cấm”, “không có ngoại lệ” góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm cần phải khắc phục nhất là trong công tác quản lý, cán bộ, chiến sĩ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, giải quyết tồn đọng về quản lý, sử dụng đất quốc phòng, tài chính doanh nghiệp chưa triệt để… Đó là những điều khiến chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ.

Quân đội không được chủ quan, thỏa mãn

Với tinh thần không né tránh khuyết điểm, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước đề nghị cần thảo luận, xác định rõ trách nhiệm, tìm đúng nguyên nhân và đề xuất giải pháp để khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt năm 2021 là năm mở đầu cho thập kỷ mới, cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, năm diễn ra Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực còn có những biến phức tạp, khó lường.

Các thế lực thù địch sẽ còn đẩy mạnh các hoạt động “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội; tình hình thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hoạt động của các loại tội phạm sẽ còn có những diễn biến bất thường. Những vấn đề đó chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của Quân đội.

"Quân ủy Trung ương và toàn quân phải tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, ý chí cách mạng tiến công, đề cao tính chiến đấu và chỉ đạo thực hiện quyết liệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ XI. Thực hiện tốt chức năng tham mưu, chủ động, nắm chắc, dự báo đúng tình hình để tham mưu với Đảng, nhà nước những đối sách bảo vệ đất nước, giữ vững ổn định, hòa bình, làm nền tảng để xây dựng phát triển đất nước bền vững.

Tập trung xử lý hiệu quả 1 số vấn đề biển, đảo, biên giới, nhất là các tình huống trên Biển Đông, tuyến biên giới và vùng biển Tây Nam, các quan hệ quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quân đội không được chủ quan, thỏa mãn, không được để xảy ra bị động, bất ngờ…", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đề nghị cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội; đồng thời phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai với tinh thần ở đâu khó khăn, gian khổ, hiểm nguy ở đó có bộ đội, kịp thời bảo vệ tính mạnh, tài sản của nhân dân.

Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới công tác huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu. Kiện toàn tổ chức biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh” đến năm 2030 xây dựng quân binh chủng, lực lượng hiện đại; phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại, tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại, hợp tác quốc phòng. Và điểm đặc biệt quan trọng là phải chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục sâu sắc nhiệm vụ, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cách mạng, tình thương yêu đồng chí, đồng đội cho cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm quân đội luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu thật tuyệt đối trung thành, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Tiếp tục đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch hòng chống phá đảng, nhà nước, chế độ, quân đội ta. Đấu tranh chống các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, không để suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Quân đội phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa..

Năm 2020 đang dần khép lại với rất nhiều các sự kiện và những khó khăn, trở ngại, tuy nhiên cũng là năm để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế với những thành quả rất quan trọng và nhiều bài học quý.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trách nhiệm, quyết tâm cao, nhất định Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, mãi mãi xứng danh “bộ đội Cụ Hồ” và sự yêu mến, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Phải chủ động kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong nội bộ

"Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tham nhũng giờ không chỉ là tiền của mà trước hết là sự suy thoái, xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng... cái này là vô cùng nguy hiểm. Tôi phải nhấn rất mạnh cái này đối với Quân đội và công an phải là lực lượng nòng cốt, đi đầu, kiên quyết không để cho suy thoái hư hỏng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.

Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì phải thực sự nêu gương, mẫu mực.

Phải chủ động kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong nội bộ, phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, không sợ khuyết điểm, càng không che giấu khuyết điểm, không nể nang, né tránh, kiên quyết xử lý các vi phạm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật Đảng và kỷ luật quân đội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.