Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Bắt tay ngay vào công việc, không được quá say sưa với Tết

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Bắt tay ngay vào công việc, không được quá say sưa với Tết
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói: "Phải bắt tay ngay vào công việc, không được say sưa với Tết, nhất là triển khai thật tốt thực hiện các chủ trương Đại hội XIII đã đề ra, từ việc tổ chức học tập, xây dựng chương trình hành động, tất cả các ngành, các cấp, địa phương, cơ quan đều phải làm…".

Sáng 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII nhằm đánh giá về tình hình chăm lo, tổ chức Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2021. 

VOV thông tin, tại cuộc họp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ của Đảng, Nhà nước, sự chủ động của các cấp, các ngành đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và huy động mọi nguồn lực để bảo đảm mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đầm ấm, yên vui, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực đang bị cách ly để phòng chống dịch COVID-19, các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trực Tết, các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, công nhân, người lao động không về quê đón Tết. Các hoạt động đón Tết vui xuân được quan tâm, tổ chức gắn với các hoạt động chào mừng thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng.

Trong dịp Tết, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã thăm, chúc Tết, động viên các đơn vị phải trực và làm việc trong thời gian Tết. Hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, người nghèo, bảo trợ xã hội, người lao động các địa phương được quan tâm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong điều kiện khó khăn do tác động của dịch COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đều quan tâm chăm lo lương, thưởng cho người lao động trong dịp Tết.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh cấp ủy, chính quyền các cấp đã nghiêm túc triển khai Chỉ thị 48 của Ban Bí thư, nỗ lực cố gắng, có nhiều biện pháp, sáng kiến, quan tâm, chăm lo tổ chức Tết Tân Sửu 2021 cho nhân dân vui tươi, phấn khởi, an toàn, lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cả nước phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng đón Tết đầm ấm, yên vui, hạnh phúc. An ninh chính trị, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, trât tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác phòng, chống cháy nổ, phòng chống tội phạm được chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, qua đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và hệ thống chính trị.

"Tết không chỉ là vui tươi mà động viên tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước. Tết năm nay là Tết vui tươi, lành mạnh, phấn khởi tuy có tác động của COVID-19 nhưng cơ bản chúng ta vẫn đảm bảo cho người dân có Tết an toàn….", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ghi nhận.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, cần phải bắt tay ngay vào công việc, không được quá say sưa với Tết, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp để kiểm soát đại dịch COVID-19, không để ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19. Huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đặc biệt nhấn mạnh việc triển khai ngay Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói: "Phải bắt tay ngay vào công việc, không được say sưa với Tết, nhất là triển khai thật tốt thực hiện các chủ trương Đại hội XIII đã đề ra, từ việc tổ chức học tập, xây dựng chương trình hành động, tất cả các ngành, các cấp, địa phương, cơ quan đều phải làm… Như tôi đã nói, Đại hội thành công chỉ là một bước ra định hướng lớn thôi, giờ phải cụ thể hóa, thể chế hóa, tất cả các cấp phải làm để không chỉ trên giấy. Tất cả công việc đang làm phải làm tiếp, thiếu sót gì phải chấn chỉnh ngay, ưu điểm phát huy theo tinh thần Đại hội XIII mới thông qua".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đề nghị cần triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị về bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan sớm tham mưu với Bộ Chính trị phân công công tác các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và định hướng kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với các cơ quan giúp Bộ Chính trị xây dựng chương trình làm việc toàn khóa của BCH TƯ khóa XIII, chương trình làm việc năm 2021 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chuẩn bị sớm các nội dung phục vụ Hội nghị BCH TƯ lần thứ 2 khóa XIII (dự kiến trong tháng 3/2021). Xây dựng quy chế làm việc của BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, (dự kiến trình tại Hội nghị BCH TƯ lần thứ 3, khóa XIII). Xây dựng Chương trình đối ngoại năm 2021 của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Thường trực Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp các cơ quan liên quan sớm tham mưu đề xuất về chế độ đối với các đồng chí không tái cử BCH TƯ Khóa XIII và không còn tuổi công tác, không phải là đại biểu Quốc hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị, ngay sau Tết, các cấp, các ngành tập trung ngay vào chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Thực hiện tốt công tác đối ngoại; bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, bảo đảm cuộc sống bình yên của nhân dân.

Tại Phiên họp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản đồng ý với Tờ trình của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho nhân dân Việt Nam. Kinh phí mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tổ chức tốt việc mua và sử dung vaccine phòng COVID-19; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Hình ảnh về phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII:

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến dự phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến dự phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.