Tôn vinh chất liệu Việt trong nghề làm sách

Tôn vinh chất liệu Việt trong nghề làm sách
0:00 / 0:00
0:00
Tiểu thuyết “Những người phụ nữ bé nhỏ” với bốn phiên bản độc đáo sử dụng chất liệu lụa truyền thống để làm bìa sách khiến độc giả ấn tượng.

Chất liệu truyền thống Việt Nam rất nhiều và vô cùng giá trị nhưng đó lại là một khoảng trống chưa được khai thác. Trước đây khi nhắc đến lụa tơ tằm, người ta thường chỉ dùng nó trong trang phục, làm các phụ kiện hoặc cùng lắm là làm các vật dụng trong nhà như chăn, gối… Việc đưa lụa tơ tằm lên bìa sách, sử dụng lụa tơ tằm thủy ấn họa vân màu đã đem đến cho những tác phẩm văn học sự độc đáo – mới lạ. Điều này giúp chúng ta có thể thưởng thức giá trị văn hóa và giá trị tri thức cùng nhau.

Đây cũng là ý tưởng đã được đơn vị phát hành Phuc Minh Books ấp ủ từ rất lâu cho đến khi cơ duyên gặp được nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang. Theo chia sẻ của nghệ nhân thì thủy ấn là loại nghệ thuật đã có từ lâu đời. Tuy nhiên thủy ấn trên lụa tơ tằm thì tại Việt Nam rất hiếm, vì quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và được làm bằng tay rất cầu kì và đòi hỏi sự khéo léo cũng như tính kiên nhẫn cao. Và để đưa được lụa thủy ấn lên bìa sách thì lại là một hành trình với nhiều khó khăn và thử thách.

Lụa được làm bìa sách là lụa tơ tằm được nhập từ Bảo Lộc – Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” tơ tằm của Việt Nam. Đây là loại lụa tự nhiên 100% nên có độ óng, độ mềm mịn và khi sờ rất mát. Lụa sẽ được nhuộm cà phê tự nhiên trước khi đem đi thủy ấn.

Được biết, cà phê để nhuộm lụa cũng phải là cà phê nguyên chất. Trong quá trình nhuộm màu, người làm phải liên tục đảo đều tay, để cà phê được ngấm đều trên lụa. Đợi màu lên đúng chuẩn thì xả lụa với nước cho đến khi nước trong vắt rồi đem đi phơi. Lụa phơi cần để chỗ nắng vừa để lụa có độ óng và mượt. Sau khi khô, lụa sẽ có màu nâu nhạt và thoang thoảng hương cà phê rất đặc trưng.

Nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang nâng niu tác phẩm bìa lụa rất cầu kỳ, tinh tế của mình.

Nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang nâng niu tác phẩm bìa lụa rất cầu kỳ, tinh tế của mình.

Sau khi nhuộm màu cho lụa là đến quá trình thủy ấn. Tại Việt Nam chưa có màu thủy ấn nên màu nhuộm phải từ nước ngoài. Đây là loại màu hữu cơ từ đất, đá, cây, cỏ được xử lý nên có giá thành rất đắt.

Mới đây, Phuc Minh Books đã cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết “Những người phụ nữ bé nhỏ” với bốn phiên bản độc đáo. Trong đó, hai phiên bản bìa lụa thủy ấn khổ to và phiên bản miniature book (vi quyển) được độc giả chú ý bởi vì đã sử dụng chất liệu lụa truyền thống để làm bìa sách.

Nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang chia sẻ: “Điều làm tôi thích thú nhất khi làm thủy ấn chính là quá trình màu loang trên mặt nước. Từng màu sắc loang dần ra, hết sức ảo diệu, sau đó tới bước tạo hình cho các vân màu. Chính sự loang của màu sắc này đã tạo nên những vân màu hết sức tự nhiên và không lặp lại. Sự độc bản duy nhất của Thủy Ấn chính là điều mà tôi theo đuổi”.

Chất chất liệu thuần tự nhiên 100% như thế này vừa gần gũi với tự nhiên lại vừa gần gũi với con người. Đặc biệt với một cuốn tiểu thuyết viết về chủ đề nữ quyền và thiên tính nữ như “Những người phụ nữ bé nhỏ” thì việc sử dụng chất liệu lụa tơ tằm vừa đầy tính sáng tạo lại rất hài hòa và hợp lý.

Tôn vinh chất liệu truyền thống Việt là một điều rất đáng quý, nhưng làm sao để chất liệu truyền thống được “sống” trong môi trường hiện đại lại là một điều rất bứt thiết. Chính vì thế, sắp tới đây, Phuc Minh Book dự định sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu thêm các sản phẩm thủ công truyền thống để kết hợp với việc làm sách, để mang đến những sản phẩm chất lượng và độc đáo hơn nữa.

Nhân dịp ra mắt bộ sách ngày 6/11/2021 tới đây, tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Những người phụ nữ bé nhỏ”: Hành trình người Việt sử dụng chất liệu Việt, làm sách cho người Việt” sẽ được tổ chức trực tuyến trên Fanpage của đơn vị phát hành. Sách được liên kết xuất bản với NXB Văn học, phát hành trong tháng 10/2021 và được dịch mới hoàn toàn với đầy đủ nội dung tác phẩm, kèm hơn 200 tranh minh họa của họa sĩ người Mỹ Frank T. Merril và 4 tranh màu nước do họa sĩ Trần Minh Tâm thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Đọc thêm

Du lịch Việt Nam nắm bắt xu hướng, thu hút giới siêu giàu

Ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái, dịch vụ cao cấp để giữ chân tệp khách siêu giàu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sinh Cafe Tour)
(PLVN) - Du lịch là ngành luôn cần đổi mới, sáng tạo và cập nhật xu hướng của thị trường. Đặc biệt, du lịch của giới thượng lưu, họ sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm triệu đồng để được trải nghiệm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Để giữ chân du khách hạng sang, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển đồng bộ, tạo hệ sinh thái cho phân khúc 5 sao này.

Cuốn hút những bộ phim thượng tôn pháp luật

“Độc đạo” với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận. (Ảnh: VFC)
(PLVN) - Các bộ phim chủ đề cảnh sát hình sự Việt Nam thường có tổng mức kinh phí đầu tư rất lớn, bởi nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên ê kíp làm phim đều hạ quyết tâm làm cho được các bộ phim xứng tầm về chủ đề an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật. Với sự quy tụ những gương mặt diễn viên đầy thực lực, những cuộc đấu mưu đầy cam go và những trận đánh khốc liệt vào hang ổ tội phạm, các phân cảnh hoành tráng… đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…