Quyết định công nhận hòa giải thành đã được thi hành một phần thì bị kháng nghị và bị hủy để xử lại. Quá trình tố tụng lại có làm ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người mua trúng đấu giá hay không?
Kháng nghị muộn màng
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trong các số báo trước, việc thi hành Quyết định công nhận việc hòa giải thành số 143/2007/QĐST-KDTM (QĐ 143), ngày 20/12/2007 của TAND TP.Hà Nội đã được thi hành, tài sản đảm bảo thi hành án đã được bán đấu giá cho ông Đặng Văn Thoán. Quá trình thi hành án chỉ còn việc giao tiền bán đấu giá cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, người được thi hành án thì QĐ 143 bị VKSND tối cao kháng nghị.
Theo bản Quyết định kháng nghị số 29/QĐ-KNGĐT-V12, ngày 4/9/2009, sau khi việc bán đấu giá đã thực hiện xong khoảng 10 ngày, VKSND tối cao cho rằng, các nội dung thế chấp trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh giữa Công ty TNHH Bắc Sơn (trong đó có ngôi nhà 194 phố Huế) và Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy là vô hiệu. Nhưng do anh Hoàng Ngọc Minh và những người thừa kế của ông Hoàng Đình Mậu không nắm hết được các nội dung nên đã thỏa thuận với bên nguyên đơn rằng, nếu không trả nợ được thì sẽ bán tài sản là nhà 194 phố Huế để trả nợ. Do vậy, Quyết định công nhận việc hòa giải thành của Tòa án đã không phản ánh đúng bản chất của sự việc. Vì thế, VKSND tối cao kháng nghị, đề nghị TAND tối cao hủy án để xử lại.
Song, việc kháng nghị này quá muộn nên theo quy định của pháp luật, tài sản đã thuộc quyền sở hữu của người mua trúng đấu giá. Do vậy, Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã phải cưỡng chế bàn giao tài sản đã bán cho ông Đặng Văn Thoán.
Sau một thời gian dài phải tạm đình chỉ thi hành án vì quyết định kháng nghị của VKSND tối cao cũng như việc xét xử của TAND tối cao đối với bản án này, đầu năm 2011, cơ quan thi hành án phải tiếp tục xem xét thực hiện việc cưỡng chế bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá. Vì, theo quy định của pháp luật, người mua trúng đấu giá là người thứ ba ngay tình, đã xác lập quyền sở hữu tài sản khi trúng đấu giá. Các cơ quan thực thi pháp luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của ông Thoán kể cả có việc xem xét lại bản án, quyết định đã được thi hành.
Căn cứ các quy định của pháp luật về thi hành án, Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã thực hiện việc cưỡng chế bàn giao tài sản đã bán đấu giá. Nhưng, nhiều người lại hiểu rằng, đây là việc “cưỡng chế thi hành án” đối với QĐ 143 trong khi quyết định này đã bị hủy bỏ vì thế nên việc cưỡng chế này là trái pháp luật. Đây là sự hiểu nhầm xuất phát từ việc chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật và bản chất của sự việc này.
Tòa xử lại, chủ mới sẽ ra sao?
Việc cưỡng chế đã thực hiện xong thì chủ cũ lại “tái chiếm” ngôi nhà, đồng thời có nhiều ý kiến cho rằng, vụ việc đang được Tòa xử lại nên tài sản này phải được “giữ nguyên hiện trạng” để đảm bảo việc xét xử của tòa án và yêu cầu ông Thoán không được cải tạo, sửa chữa nhà khiến ông Thoán có nhà mà không được sử dụng.
Liệu đây có phải là một suy nghĩ đúng hay tiếp tục là sai lầm trong nhận thức khiến vụ việc bị phức tạp hóa? Theo Luật sư Trần Văn Toàn (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), ngôi nhà 194 phố Huế có thể liên quan đến vụ việc trong quá trình xét xử lại, nhưng ở giai đoạn tố tụng này, ông Đặng Văn Thoán phải được tham gia với tư cách là người liên quan, chủ sở hữu ngôi nhà và phán quyết của Tòa án phải đảm bảo “giữ nguyên hiện trạng” quyền sở hữu của ông Đặng Văn Thoán vì các quy định của pháp luật đang bảo vệ quyền sở hữu của ông đối với ngôi nhà này.
Tinh thần này cũng được thể hiện trong bản án giám đốc thẩm của TAND tối cao. Theo bản án giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, ngày 21/12/2010 của Tòa Kinh tế, TAND tối cao thì những nội dung mà VKSND tối cao cho rằng TAND TP.Hà Nội xử sai đều bị TAND tối cao bác bỏ. TAND tối cao nhận định, các nội dung kháng nghị của VKSND tối cao đều không đúng.
Theo nhận xét trong bản án giám đốc thẩm, việc Công ty TNHH Bắc Sơn ký các hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy có đảm bảo bằng ngôi nhà 194 phố Huế (thông qua hợp đồng bảo lãnh) là sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên đương sự từ khi vay đến khi giải quyết tranh chấp và cả khi thi hành án. Việc sử dụng tài sản này làm tài sản đảm bảo của khoản nợ không có tranh chấp cho đến khi bán đấu giá. Số tiền bán đấu giá cũng được sử dụng để thi hành các bản án trước đó mà ông Hoàng Đình Mậu phải thi hành, phần còn lại sử dụng để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng mà Công ty Bắc Sơn đang nợ Ngân hàng Công thương cũng là phù hợp.
Lý do mà TAND tối cao hủy QĐ 143 của TAND TP.Hà Nội là do trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa đã không đưa Công ty TNHH Kim Cương vào tham gia tố tụng là thiếu sót và có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của công ty này. Nhưng, quyền lợi của công ty này cũng không liên quan đến ngôi nhà 194 phố Huế mà chỉ liên quan đến lô đất hơn 7000m2 tại xã Nam Hồng của Công ty Bắc Sơn.
Vụ kiện sẽ tiếp tục được xử lại nhưng với các quy định của pháp luật cũng như đánh giá, nhận định của TAND tối cao trong bản án giám đốc thẩm thì việc ông Hoàng Đình Mậu sử dụng ngôi nhà 194 phố Huế để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng là chấp nhận được. Việc cơ quan thi hành án thi hành bản án này đến nay cũng đảm bảo lợi ích của các bên. Đối với ông Đặng Văn Thoán, việc ông là bên thứ ba ngay tình, đã xác lập quyền sở hữu tài sản theo hình thức bán đấu giá thì dù có xử lại vụ kiện song quyền sở hữu của ông vẫn phải được bảo vệ.
Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa nhiều tin, bài về vụ tranh chấp nhà 194 phố Huế.
Bình Minh
Kháng nghị muộn màng
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trong các số báo trước, việc thi hành Quyết định công nhận việc hòa giải thành số 143/2007/QĐST-KDTM (QĐ 143), ngày 20/12/2007 của TAND TP.Hà Nội đã được thi hành, tài sản đảm bảo thi hành án đã được bán đấu giá cho ông Đặng Văn Thoán. Quá trình thi hành án chỉ còn việc giao tiền bán đấu giá cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, người được thi hành án thì QĐ 143 bị VKSND tối cao kháng nghị.
Theo bản Quyết định kháng nghị số 29/QĐ-KNGĐT-V12, ngày 4/9/2009, sau khi việc bán đấu giá đã thực hiện xong khoảng 10 ngày, VKSND tối cao cho rằng, các nội dung thế chấp trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh giữa Công ty TNHH Bắc Sơn (trong đó có ngôi nhà 194 phố Huế) và Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy là vô hiệu. Nhưng do anh Hoàng Ngọc Minh và những người thừa kế của ông Hoàng Đình Mậu không nắm hết được các nội dung nên đã thỏa thuận với bên nguyên đơn rằng, nếu không trả nợ được thì sẽ bán tài sản là nhà 194 phố Huế để trả nợ. Do vậy, Quyết định công nhận việc hòa giải thành của Tòa án đã không phản ánh đúng bản chất của sự việc. Vì thế, VKSND tối cao kháng nghị, đề nghị TAND tối cao hủy án để xử lại.
Ảnh minh họa. |
Sau một thời gian dài phải tạm đình chỉ thi hành án vì quyết định kháng nghị của VKSND tối cao cũng như việc xét xử của TAND tối cao đối với bản án này, đầu năm 2011, cơ quan thi hành án phải tiếp tục xem xét thực hiện việc cưỡng chế bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá. Vì, theo quy định của pháp luật, người mua trúng đấu giá là người thứ ba ngay tình, đã xác lập quyền sở hữu tài sản khi trúng đấu giá. Các cơ quan thực thi pháp luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của ông Thoán kể cả có việc xem xét lại bản án, quyết định đã được thi hành.
Căn cứ các quy định của pháp luật về thi hành án, Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã thực hiện việc cưỡng chế bàn giao tài sản đã bán đấu giá. Nhưng, nhiều người lại hiểu rằng, đây là việc “cưỡng chế thi hành án” đối với QĐ 143 trong khi quyết định này đã bị hủy bỏ vì thế nên việc cưỡng chế này là trái pháp luật. Đây là sự hiểu nhầm xuất phát từ việc chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật và bản chất của sự việc này.
Tòa xử lại, chủ mới sẽ ra sao?
Việc cưỡng chế đã thực hiện xong thì chủ cũ lại “tái chiếm” ngôi nhà, đồng thời có nhiều ý kiến cho rằng, vụ việc đang được Tòa xử lại nên tài sản này phải được “giữ nguyên hiện trạng” để đảm bảo việc xét xử của tòa án và yêu cầu ông Thoán không được cải tạo, sửa chữa nhà khiến ông Thoán có nhà mà không được sử dụng.
Liệu đây có phải là một suy nghĩ đúng hay tiếp tục là sai lầm trong nhận thức khiến vụ việc bị phức tạp hóa? Theo Luật sư Trần Văn Toàn (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), ngôi nhà 194 phố Huế có thể liên quan đến vụ việc trong quá trình xét xử lại, nhưng ở giai đoạn tố tụng này, ông Đặng Văn Thoán phải được tham gia với tư cách là người liên quan, chủ sở hữu ngôi nhà và phán quyết của Tòa án phải đảm bảo “giữ nguyên hiện trạng” quyền sở hữu của ông Đặng Văn Thoán vì các quy định của pháp luật đang bảo vệ quyền sở hữu của ông đối với ngôi nhà này.
Tinh thần này cũng được thể hiện trong bản án giám đốc thẩm của TAND tối cao. Theo bản án giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, ngày 21/12/2010 của Tòa Kinh tế, TAND tối cao thì những nội dung mà VKSND tối cao cho rằng TAND TP.Hà Nội xử sai đều bị TAND tối cao bác bỏ. TAND tối cao nhận định, các nội dung kháng nghị của VKSND tối cao đều không đúng.
Theo nhận xét trong bản án giám đốc thẩm, việc Công ty TNHH Bắc Sơn ký các hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy có đảm bảo bằng ngôi nhà 194 phố Huế (thông qua hợp đồng bảo lãnh) là sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên đương sự từ khi vay đến khi giải quyết tranh chấp và cả khi thi hành án. Việc sử dụng tài sản này làm tài sản đảm bảo của khoản nợ không có tranh chấp cho đến khi bán đấu giá. Số tiền bán đấu giá cũng được sử dụng để thi hành các bản án trước đó mà ông Hoàng Đình Mậu phải thi hành, phần còn lại sử dụng để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng mà Công ty Bắc Sơn đang nợ Ngân hàng Công thương cũng là phù hợp.
Lý do mà TAND tối cao hủy QĐ 143 của TAND TP.Hà Nội là do trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa đã không đưa Công ty TNHH Kim Cương vào tham gia tố tụng là thiếu sót và có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của công ty này. Nhưng, quyền lợi của công ty này cũng không liên quan đến ngôi nhà 194 phố Huế mà chỉ liên quan đến lô đất hơn 7000m2 tại xã Nam Hồng của Công ty Bắc Sơn.
Vụ kiện sẽ tiếp tục được xử lại nhưng với các quy định của pháp luật cũng như đánh giá, nhận định của TAND tối cao trong bản án giám đốc thẩm thì việc ông Hoàng Đình Mậu sử dụng ngôi nhà 194 phố Huế để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng là chấp nhận được. Việc cơ quan thi hành án thi hành bản án này đến nay cũng đảm bảo lợi ích của các bên. Đối với ông Đặng Văn Thoán, việc ông là bên thứ ba ngay tình, đã xác lập quyền sở hữu tài sản theo hình thức bán đấu giá thì dù có xử lại vụ kiện song quyền sở hữu của ông vẫn phải được bảo vệ.
Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa nhiều tin, bài về vụ tranh chấp nhà 194 phố Huế.
Bình Minh