Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng đến ngành y tế thông minh

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển, hướng tới một nền y tế thông minh và hiện đại, những năm qua, ngành Y tế Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là đơn vị tiên phong trong thực hiện triển khai chuyển đổi số của ngành Y tế Vĩnh Phúc. Từ cuối năm 2020, bệnh viện đã triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và từ tháng 7/2022, bắt đầu triển khai đăng ký khám bệnh online trên website và qua tổng đài miễn phí 1800.969.626, với trung bình 400 lượt người gọi đăng ký khám bệnh/ngày, chiếm 40% tổng lượng bệnh nhân tới khám, điều trị. Qua đó, giúp giảm tải thời gian chờ đợi, tăng mức độ hài lòng của người bệnh.

Hiện 100% các khoa, phòng của bệnh viện đều được trang bị máy tính kết nối mạng nội bộ, mạng Internet. Các hệ thống phần mềm HIS, LIS và phần mềm hỗ trợ khác được được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng. Song song với đó bệnh viện đã đẩy mạnh triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử, khám chữa bệnh từ xa và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc khám chữa bệnh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao độ chính xác trong quá trình phẫu thuật.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao độ chính xác trong quá trình phẫu thuật.

Là đơn vị tiên phong trong triển khai bệnh viện thông minh, không giấy tờ, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Năm 2023, sau khi bệnh viện triển khai thành công bệnh án điện tử đã giúp các quy trình khám, chữa bệnh được số hóa toàn bộ, không cần dùng giấy tờ, sổ sách. Mọi thông tin sức khỏe, tiền sử của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện được lưu giữ góp phần rút ngắn thời gian khám và điều trị bệnh. Tất cả đều bảo đảm an toàn, bảo mật. Bác sĩ có thể truy cập bệnh án của người bệnh một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Không ngừng nỗ lực, triển khai các giải pháp đồng bộ đưa chuyển đổi số vào thực tiễn đã giúp ngành Y tế tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan. Hiện 100% cơ sở y tế tuyến đã triển khai hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp; 100% cơ sở y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh nhằm giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận tiện cho người bệnh; hệ thống cơ sở y tế trong tỉnh luôn kết nối, liên thông bảo đảm hỗ trợ chuyên môn từ Trung tâm Y tế huyện xuống Trạm Y tế xã và từ các bệnh viện tuyến tỉnh đến Trung tâm Y tế các huyện…

Đặc biệt, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử là một trong những bước tiến quan trọng được ngành tập trung thực hiện. Đến nay, hơn 1,2 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân đã được tạo lập, chiếm hơn 96% dân số tỉnh. Hệ thống này không chỉ quản lý sức khỏe cá nhân mà còn tích hợp dữ liệu khám, chữa bệnh với ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử của người dân, giúp đồng bộ hóa thông tin và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Toàn bộ dữ liệu khám, chữa bệnh tại các đơn vị y tế được liên thông với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, tạo cơ sở dữ liệu tập trung và thống nhất.

Ngành Y tế Vĩnh Phúc cũng đã đề xuất UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Đây là bước tiến quan trọng, không chỉ giúp người dân dễ dàng quản lý thông tin sức khỏe cá nhân, mà còn cung cấp cho bác sĩ cái nhìn tổng thể về lịch sử khám, chữa bệnh của từng bệnh nhân, hỗ trợ tối ưu trong chẩn đoán và điều trị.

Đến hết năm 2024, các đơn vị y tế tuyến tỉnh của Vĩnh Phúc đã thực hiện được 73,2% kỹ thuật theo phân tuyến, tuyến huyện đạt 42,9%; trung bình hằng năm thực hiện từ 500-700 kỹ thuật mới, nhiều kỹ thuật vượt tuyến, chuyên sâu được triển khai tại bệnh viện tuyến tỉnh như: Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); phẫu thuật mở nắp sọ sinh thiết tổn thương nội sọ; phẫu thuật dị dạng động - tĩnh mạch não; phẫu thuật vi phẫu mạch máu thần kinh; phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống; phẫu thuật thay khớp háng - khớp gối nhân tạo..., góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đồng thời người dân được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến tỉnh mà không cần chuyển đi tuyến Trung ương. Nhờ đó, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ y tế đạt 90%.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, hoạt động chuyển đổi số sẽ tiếp tục được ngành Y tế Vĩnh Phúc triển khai mạnh mẽ. Trước mắt, sẽ hoàn thiện các hệ thống dữ liệu y tế liên thông, bảo đảm 100% thông tin khám, chữa bệnh được kết nối và quản lý tập trung, hướng đến tính đồng bộ và minh bạch.

Cùng với đó, ngành Y tế tỉnh sẽ tập trung phát triển các dịch vụ y tế tiên tiến như bệnh án điện tử toàn diện và khám, chữa bệnh từ xa; tiếp tục đổi mới, khai thác tối đa lợi thế công nghệ thông tin nhằm xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại, chất lượng và hiệu quả, từng bước ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành. Qua đó, hình thành nền tảng y tế thông minh với phòng bệnh thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã
(PLVN) - Khu tưởng niệm được khánh thành và đi vào hoạt động sẽ gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như: Cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, trận địa pháo cao xạ C4, đồi “Quyết Thắng”, tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng, tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ... không chỉ là nơi tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ, mà còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ở Hải Lăng

Ngân hàng chính sách xã hội là “phao cứu sinh” cho vợ chồng anh Mai Văn T.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân Hải Lăng, là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
(PLVN) - UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đến hết ngày 30/1/2026, giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao năm 2025. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu
(PLVN) - “Cổng ANTT thông minh” tại xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long) và “Tổ tự quản lý hụi trong Nhân dân bằng ứng dụng Zalo” (phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai) là 2 mô hình của tỉnh Bạc Liêu được Bộ Công an triển khai, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.