Tình trạng "e ngại" góp phần dẫn tới tình trạng thiếu thuốc diện BHYT ở Kiên Giang

Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.
Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Giám đốc Sở Y tế Hồ Văn Dũng thừa nhận, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước và tỉnh Kiên Giang. Một trong những nguyên nhân ông đưa ra là do nguồn nhân lực phục vụ công tác này còn hạn chế, đồng thời có tâm lý e ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra.

Trong ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đối với các Giám đốc Sở về những vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm. Phiên họp ghi nhận nhiều nội dung quan trọng chất vấn liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động, thương binh và xã hội, y tế.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp 24 - Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND tỉnh Kiên Giang, vấn đề tình trạng người dân tham gia BHYT nhưng khi đi khám bệnh lại phải mua thuốc bên ngoài cũng là vấn đề được đại biểu hết sức quan tâm, đề nghị lãnh đạo Sở Y tế làm rõ.

Trả lời nội dung nêu trên, Giám đốc Sở Y tế Hồ Văn Dũng thừa nhận, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước và tỉnh Kiên Giang. Điều này ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Nguyên nhân do đánh giá và dự báo tình hình của nhiều đơn vị còn hạn chế, thiếu chủ động. Đơn vị mua sắm tập trung chưa kịp thời tổ chức mua sắm đối với các thuốc và vật tư y tế không lựa chọn được nhà thầu của đợt đấu thầu trước đó.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Hồ Văn Dũng nhận trách nhiệm về thiếu thuốc và vật tư y tế.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Hồ Văn Dũng nhận trách nhiệm về thiếu thuốc và vật tư y tế.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang còn cho rằng, quá trình tổ chức đấu thầu, mua sắm chưa khoa học. Nguồn nhân lực phục vụ công tác này còn hạn chế, đồng thời có tâm lý e ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra. Do vậy, có tình trạng không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm ở một số đơn vị.

Nhận trách nhiệm của tập thể Ban Giám đốc Sở Y tế, trong đó có cá nhân được phân công trực tiếp phụ trách, Giám đốc Sở Y tế Hồ Văn Dũng cho biết: Hiện, Sở đã hoàn tất công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế tập trung của tỉnh trong giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, Sở đã lựa chọn được nhà thầu cung cấp đối với 2.589 thuốc (bao gồm thuốc hóa dược và thuốc từ dược liệu) và 1.332 vật tư y tế (bao gồm vật tư y tế kỹ thuật cao và thông thường).

Thời gian tới, Sở tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện mua thuốc, vật tư theo các kết quả lựa chọn thầu tập trung cấp quốc gia. Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, giải thích rõ với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế về việc sử dụng thuốc, vật tư y tế phải tuân theo quy định về phân tuyến kỹ thuật. Theo dõi sát tình hình sử dụng thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế để chủ động điều tiết giữa các cơ sở y tế. Kiện toàn các bộ phận tham gia công tác đấu thầu, mua sắm.

Đồng thời, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến đấu thầu, mua sắm. Đặc biệt, là tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cung ứng thuốc khi có kết quả trúng thầu để phục vụ tốt nhất công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân.

Đại biểu Đặng Thị Hồng Gấm (Tổ đại biểu TP. Phú Quốc) nêu vấn đề về tỷ lệ phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn còn thấp. Nhiều học sinh chưa học nghề đã xin vào làm việc sớm tại các công ty. Qua đó, đề nghị, lãnh đạo ngành lao động, thương binh và xã hội cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này.

Đại biểu Đặng Thị Hồng Gấm.
Đại biểu Đặng Thị Hồng Gấm.

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đặng Hồng Sơn cho biết, năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 71% học sinh theo học THPT sau tốt nghiệp THCS, 29% học sinh tiếp tục học nghề. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ học sinh tham gia học nghề sau tốt nghiệp THCS tương đối thấp, chỉ đạt khoảng 50%, nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều phụ huynh vẫn mong muốn con em học THPT, chưa quan tâm, coi trọng học nghề. Mặt khác, hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên tại các trung tâm dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức cũng là rào cản khiến chỉ tiêu phân luồng học sinh chưa đạt kỳ vọng.

Thời gian tới, ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT.

Kế đó, các bên liên quan quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang Đặng Hồng Sơn.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang Đặng Hồng Sơn.

“Chúng tôi khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp”, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang Đặng Hồng Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, Sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án vị trí việc làm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, của phụ huynh và học sinh trong đào tạo nghề; có chính sách thu hút giáo viên tham gia giảng dạy tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đối với nội dung đề xuất đầu tư như thế nào trong thời gian tới để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm sinh kế của nhân dân... Đại biểu Ngô Trung Nguyên, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Kiên Giang đã đặt câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang trả lời chất vấn.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang trả lời chất vấn.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết Kiên Giang: Nhiều năm qua tỉnh Kiên Giang tranh thủ đầu tư nhiều dự án quan trọng, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống cống ven biển, công phân vùng sản xuất và hệ thống kè phá sóng bảo vệ tuyến đê ven biển. Đối với kè, trong 200km bờ biển, có 21 điểm sạt lở chiều dài 122km. Đối với cống, có 89 cửa sông đổ ra biển cần khép kín, tỉnh đã đầu tư 78 cống, còn 11 cống vừa đang triển khai vừa tiếp tục đề xuất đầu tư.

Theo ông Toàn, đối với nội dung đề xuất đầu tư như thế nào trong thời gian tới để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm sinh kế của nhân dân cần xác định rõ quan điểm mục tiêu đầu tư công trình lĩnh vực nông nghiệp là công trình phục vụ đa mục tiêu trong đó ưu tiên 4 mục tiêu: Một là, bảo vệ sản xuất và điều tiết sản xuất vùng dự án; Hai là, phát triển sản xuất gắn kết với liên kết vùng nguyên liệu và chế biến; Ba là, kết nối giao thông thủy, bộ và logistic cho địa bàn đầu tư; Bốn là, kết hợp phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Nghi thức trước khi trận đấu bắt đầu được thực hiện rất chuyên nghiệp và bài bản

Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số Quảng Ninh lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Liêu

(PLVN) -  Đây là giải đấu lần đầu được Sở VH-TT phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức nhân dịp lễ hội Mùa vàng Bình Liêu 2024. Trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình, các cô gái sẽ ra sân tranh tài tại Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số Quảng Ninh 2024 – Cúp Hà Lan, dự kiến sẽ được tổ chức cuối tháng 10/2024.

Đọc thêm

Vinh danh 16 công dân tiêu biểu ở TP Hải Dương

Vinh danh 16 công dân tiêu biểu ở TP Hải Dương
(PLVN) - Ngày 17/10, TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) tổ chức hội nghị vinh danh “Công dân tiêu biểu”, biểu dương “Người Thành Đông - Nói lời hay, hành động đẹp” và trao giải các cuộc thi sáng tác nghệ thuật kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804-2024), 70 năm ngày giải phóng TP Hải Dương (30/10/1954 – 30/10/2024).

Đắk Nông khuyến khích cán bộ đổi mới sáng tạo

Viên chức Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông tiếp nhận hồ sơ của người dân. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông.
(PLVN) - UBND tỉnh Đắk Nông khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao

Huyện Yên Lạc quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu ,nhiệm vụ được giao
(PLVN) - Phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giao năm 2024, BTV Huyện ủy Yên Lạc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa Yên Lạc trở thành đô thị loại V theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra.

Nỗ lực nâng cao độ che phủ bảo hiểm y tế ở xã nông thôn mới

Người dân xã Huy Hạ đi khám bệnh bằng BHYT.
(PLVN) - Huy Hạ là xã nông thôn mới (NTM) của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, điều đó đồng nghĩa với việc người dân trong xã không còn được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí như trước. Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã động triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT.