Tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, phương án bố trí vốn dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thống nhất sự cần thiết đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án cao tốc  Nha Trang (Khánh Hoà) - Đà Lạt (Lâm Đồng) song Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị đơn vị nghiên cứu dự án cùng các địa phương tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư cũng như phương án tài chính.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Chiều 4/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Khánh Hoà, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư dự án cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà)- Đà Lạt (Lâm Đồng).

Dự án cao tốc Nha Trang – Đà Lạt đang ở giai đoạn nghiên cứu đầu tư, do Tập đoàn Sơn Hải đề xuất. Dự án có chiều dài 80,8km, điểm đầu tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; Điểm cuối là ngã ba Đarahoa, phường 12, TP Đà Lạt. Dự án có quy mô 4 làn xe, rộng 22- 24,75m. Theo nghiên cứu và đề xuất của nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước với tỷ lệ vốn Nhà nước 70%, Nhà đầu tư 30%, thời gian hoàn vốn khoảng 26 năm 9 tháng.

Phối cảnh dự án.

Phối cảnh dự án.

Báo cáo nhanh với đoàn công tác Chính phủ, ông Trần Hoà Nam – Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cho biết hai tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng đều rất quyết tâm đầu tư dự án cao tốc Nha Trang – Đà Lạt để tăng tính liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội 2 địa phương nói riêng, vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. Nhiều năm qua, hai tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà đã báo cáo với các đoàn công tác của Quốc hội, Chính phủ, dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu để hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng.

Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt nếu được triển khai được đánh giá là tuyến cao tốc đẹp bậc nhất Việt Nam.

Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt nếu được triển khai được đánh giá là tuyến cao tốc đẹp bậc nhất Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng Dự án trước năm 2030; Chấp thuận phương án nhà nước hỗ trợ 70% vốn NSNN tham gia Dự án để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; giao UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư dự án theo phương thức PPP.

Báo cáo thêm dự án, các đơn vị nghiên cứu, thẩm định cho hay, tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt là tuyến đường có địa hình phức tạp, ảnh hưởng đến rừng, trong khi yêu cầu phải đầu tư hoàn chỉnh nên chi phí lớn. Với hướng tuyến hiện tại, đơn vị nghiên cứu dự án đã giảm thiểu tác động đến rừng. Cụ thể, diện tích đất dự án cần triển khai khoảng 627ha. Trong đó diện tích rừng khoảng 409ha (rừng đặc dụng 92ha, rừng phòng hộ 188ha, rừng sản xuất 129ha). Với các phương án sử dụng cầu cạn, tường chắn, cầu đúc hẫng khẩu độ lớn, kéo dài hầm... dự kiến giảm được khoảng 30% (125ha) diện tích rừng bị ảnh hưởng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý một số nội dung liên quan đến dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý một số nội dung liên quan đến dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh tinh thần chủ động của 2 tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng, đặc biệt là Tập đoàn Sơn Hải trong nghiên cứu đầu tư cao tốc kết nối Khánh Hoà - Lâm Đồng. Đây là dự án quan trọng, cần thiết đầu tư sớm, nếu được đầu tư bài bản sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương nói riêng và cả vùng nói chung.

Sau khi lắng nghe ý kiến các Bộ, ngành, Phó Thủ tướng lưu ý đơn vị nghiên cứu dự án, các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng cần tính toán kỹ lưỡng các phương án kỹ thuật để có con số chính thức về tổng mức đầu tư dự án. Về mặt thủ tục pháp lý, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT đồng hành với các địa phương để chuẩn bị đầu tư; hoàn thiện các bước chuẩn bị liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý đơn vị nghiên cứu, các địa phương tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư dự án cũng như phương án huy động vốn để kêu gọi đầu tư. Các nội dung cụ thể, từng Bộ, ngành sẽ làm việc với địa phương để trước mắt thực hiện tốt nhất giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3

(PLVN) - Sáng 8/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Thành phố đã họp để triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 . Tính đến thời điểm này, toàn TP Hải Phòng vẫn đang mất điện, mạng internet vẫn bị gián đoạn chưa được kết nối…

Đọc thêm

Quảng Ninh khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sập nhà do ảnh hưởng của bão số 3.
(PLVN) - Bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là Quảng Ninh. Sáng nay (8/9), thời tiết tỉnh Quảng Ninh đã tạnh ráo, cơ quan ban ngành và nhân dân địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.