Tình hữu nghị Việt – Nga luôn sâu sắc, vững bền

Đó là khẳng định của ông Đào Trọng Thi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục - Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về các hoạt động và những đóng góp của Hội trong nhiệm kỳ 2006-2011, nhân Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga chính thức diễn ra vào ngày mai (25/12/2011).

Đó là khẳng định của ông Đào Trọng Thi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục - Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về các hoạt động và những đóng góp của Hội trong nhiệm kỳ 2006-2011, nhân Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga chính thức diễn ra vào ngày mai (25/12/2011).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang (LB) Nga (Hội Việt - Nga) đư¬ợc tiến hành vào những ngày cuối năm 2011 - năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng trong quan hệ Việt-Nga. Với tư cách là Chủ tịch Hội, ông đánh giá như thế nào về những hoạt động của Hội nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt - Nga trong nhiệm kỳ vừa qua?

Năm 2011 là năm chúng ta kỷ niệm 10 năm tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và LB Nga – nước lớn đầu tiên trên thế giới mà Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thăm Việt Nam (từ 28/02 đến 2/3/2001). Những thành tựu to lớn mà nhân dân hai nước Việt Nam và LB Nga đạt được trong những năm qua, vị thế và uy tín ngày càng cao của hai nước trên trường quốc tế và quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước là nền tảng vững chắc cho mọi mặt hoạt động của Hội Việt - Nga.

Hội Việt-Nga là một tổ chức xã hội, hoạt động vì mục đích góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả trên tinh thần đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga. Trong nhiệm kỳ 2006-2011, Hội Việt - Nga đã triển khai nhiều hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường và phát triển quan hệ với LB Nga trong hoạt động đối ngoại nhân dân.

Thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt – Nga và Hội hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2011 – 2015 được ký kết ngày 31/10/2010 dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt – Nga và Hội hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2011 – 2015 được ký kết ngày 31/10/2010 dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Hội đã chủ trì, phối hợp chủ trì, chủ động đề xuất nhiều hoạt động kỷ niệm các sự kiện lớn của hai nước. Ngoài ra, Hội cũng đã tăng cường hoạt động hợp tác với Hội hữu nghị Nga – Việt và cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga. Nhìn chung, các hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần làm cầu nối cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước càng trở nên gắn bó, sâu sắc hơn.

Theo ông, những hoạt động nào của Hội để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Nga?

Tất cả các hoạt động của Hội đều nhằm mục đích góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua, có rất nhiều hoạt động có thể nói là “để lại dấu ấn sâu đậm”.

Trước hết phải kể đến các hoạt động nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (07/11/1917 – 07/11/2007); các hoạt động kỷ niệm 50 năm Hội hữu nghị Nga – Việt/Xô - Việt (2008) ở cả LB Nga và Việt Nam; Gặp mặt giao l¬ưu văn nghệ nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2009) và 64 năm chiến thắng phát xít. Năm 2009, Trung ương Hội  Việt – Nga đã chủ động và tích cực tham gia vào việc xây dựng tại Cam Ranh, Khánh Hoà “Đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Nga và Việt Nam hy sinh vì hoà bình ổn định ở khu vực”.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô nay là LB Nga (ngày 18/1/1950 – 18/1/2010), Hội cũng đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thày trò Xô - Việt” vào ngày 17/1/2010 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Chương trình đã gây xúc động lớn, thể hiện đạo lý “Tôn s¬ư trọng đạo- Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 10/2010, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev, Trung ương Hội Việt-Nga cùng Vinacorvuz phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức thành công Cuộc gặp mặt của Tổng thống với những người Việt Nam đã học tập và công tác tại Nga/Liên Xô.

Cuộc gặp đã để lại tình cảm sâu đậm của nhân dân Việt Nam với nhân dân Nga và cá nhân Tổng thống, được dư¬ luận xã hội đánh giá cao. Gần đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ cũng như năm bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 7/11/1941, Hội Việt-Nga đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Cầu truyền hình đặc biệt với hai đầu cầu là thủ đô Hà Nội và thủ đô Matxcơva mang tên “Bài ca chiến thắng” vào ngày 31/10/2011. Chương trình đã để lại những dấu ấn rất xúc động.

Ông Đào Trọng Thi.
Ông Đào Trọng Thi.

Sau một năm thoả thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt – Nga và Hội hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2011 – 2015 được ký kết (ngày 31/10/2010 nhân dịp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sang thăm Việt Nam), việc hợp tác có đạt được như mong muốn hay không, thưa ông?

Ở đây có một câu chuyện đặc biệt đối với cả ngoại giao chính thức và lẫn ngoại giao nhân dân của Việt Nam và LB Nga. Thỏa thuận hợp tác giữa hai Hội được ký kết cùng với các thỏa thuận hợp tác về nhiều lĩnh vực khác dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Dmitry Medvedev.

Theo các nhà ngoại giao, đây là lần đầu tiên một thỏa thuận hợp tác giữa hai hội hữu nghị được ký kết trong khung cảnh có sự chứng kiến của các nguyên thủ quốc gia. Thỏa thuận được ký kết nhằm tôn vinh quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc, song riêng với phía Nga thì thỏa thuận này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bạn vì một khi được sự công nhận chính thức của Nhà nước thì Hội Nga – Việt sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ Nhà nước. Nhìn chung, thỏa thuận đã được thực hiện một cách tích cực và có kết quả.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến, ông nhận định như thế nào về quan hệ Việt – Nga trong thời gian tới? Và Hội Việt – Nga sẽ cần phải có những hoạt động ưu tiên gì để đóng góp tích cực hơn nữa vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước?

Tuy tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhưng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – LB Nga vẫn có nhiều triển vọng. Cả hai nước đều thể hiện quyết tâm đưa quan hệ hợp tác chiến lược lên tầm cao mới theo hướng tăng quy mô hợp tác nhiều mặt và đi vào chiều sâu. Sự hợp tác này mang tính toàn diện: bên cạnh tình hữu nghị lâu đời, thì còn sự hợp tác về kinh tế, xã hội, đặc biệt về an ninh, quốc phòng. Hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng trong quan điểm chính trị đối với các sự kiện thế giới. Đó là một điểm mới và sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao hơn.

Với tư cách là Hội hữu nghị tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân, Hội Việt – Nga cũng sẽ tăng cường vai trò của mình để góp phần vào sự phát triển của tình hữu nghị giữa hai nước. Hội sẽ tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc theo hướng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cố gắng trở thành cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, xã hội giữa hai nước cũng như giữa địa phương của hai nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã làm rất tốt việc này: đã có rất nhiều địa phương của Nga thông qua Hội đã thiết lập được quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội với nhiều địa phương của Việt Nam.

Ngoài ra, Hội Việt – Nga đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra nhiều tiếng vang, nhưng vẫn phải tiếp tục mở rộng hơn nữa để làm sao tình cảm đó không chỉ tập trung trong đội ngũ hội viên và những người có quan hệ gắn bó với Hội mà còn đến được với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ - những người sẽ kế tục cha anh xây dựng tương lai của đất nước và tiếp nối tình hữu nghị Việt – Nga.

Bên cạnh đó, Hội Việt – Nga cũng sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác, trong đó đối tác chính là Hội Hữu nghị Nga – Việt và một số hội hữu nghị khác có sự gắn bó với Hội Việt – Nga từ nhiều năm trước, Quỹ Hòa bình Matxcơva và một số nhân vật có tình cảm thân thiết với Việt Nam. Quan hệ hợp tác đó cần phải phát triển theo chiều sâu và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng tình hình mới ở LB Nga.  

Con người Nga rất nhân hậu, chân thành. Dân tộc Nga có tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng rất đáng ngưỡng mộ. Những đặc trưng, tính cách ấy có sự tương đồng lớn với con người và dân tộc Việt Nam. Vì vậy, hai bên luôn thực sự quý trọng lẫn nhau và dành cho nhau những tình cảm sâu sắc, bền vững.

Xin chân trọng cảm ơn ông!

Thủy Thu (thực hiện)
 

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...