Tình hình bức xạ ở khu vực Chernobyl “ổn định” trong đám cháy rừng suốt 10 ngày qua

Vụ cháy rừng suốt 10 ngày qua tại Khu vực Loại trừ Chernobyl vẫn chưa thể dập tắt. Ảnh: TASS
Vụ cháy rừng suốt 10 ngày qua tại Khu vực Loại trừ Chernobyl vẫn chưa thể dập tắt. Ảnh: TASS
(PLVN) - TASS dẫn báo cáo của Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine hôm 13/4 cho biết, mặc dù đã sử dụng máy bay thả gần 400 tấn nước để chữa đám cháy rừng ở Khu vực Loại trừ Chernobyl, các lính cứu hỏa Ukraine vẫn không thể đối phó với đám cháy rừng đã diễn trong suốt 10 ngày qua.

"Đến ngày 13/4, Bộ Dịch vụ khẩn cấp, cùng với các nhân viên lâm nghiệp, tiếp tục chiến đấu với các vụ cháy rừng ở Korogodsky, Kotovsky và Denisovetsky" - Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine cho biết thêm.

365 người và 88 phương tiện, "bao gồm ba máy bay An-32P và ba máy bay trực thăng (để thả 370 tấn nước) đã tham gia chữa cháy.

Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine thông báo, tình hình bức xạ ở Kiev và Vùng Kiev là "ổn định", thêm vào đó "mức độ phơi nhiễm phóng xạ trên bề mặt đất và hàm lượng hạt nhân phóng xạ trong nước không vượt quá giới hạn cho phép".

Vụ cháy rừng ở Khu vực Loại trừ Chernobyl bắt đầu vào ngày 4/4. Ban đầu, nó bao phủ khoảng 25 ha và đã giảm gần một nửa. Tuy nhiên, sau đó ngọn lửa lan rộng trên diện tích 35 ha do điều kiện thời tiết.

Cảnh sát đã xác định được nghi phạm là một thanh niên 27 tuổi sống ở quận Polessky (Vùng Kiev). Theo các nhà điều tra, vụ cháy xảy ra do anh ta đã đốt rác và không trông nên ngọn lửa đã bén vào rừng. Hôm 10/4, cơ quan cảnh sát khu vực Kiev đã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với người đàn ông này.

Khu vực loại trừ Chernobyl được chỉ định chính thức trong bán kính 30km xung quanh khu vực xảy ra thảm họa lò phản ứng hạt nhân Chernobyl.

Thảm họa tại lò phản ứng thứ tư của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/41986, làm ô nhiễm một khu vực có diện tích hơn 200.000 km2, trước hết là ở Ukraine, Belarus và Nga.

Khoảng 115.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực bị ảnh hưởng 30 km. Các hoạt động dọn dẹp sau đó liên quan đến hơn 600.000 người, khoảng 10% trong số họ đã chết và 165.000 người bị tàn tật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.