Tìm lời giải cho vùng 'khát' lũ

Ảnh từ internet.
Ảnh từ internet.
(PLO) - Hôm qua (26/9), tại Cà Mau, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị chuyên đề về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, tỉnh Cà Mau và Bộ NN&PTNT tổ chức.

 45% diện tích đồng bằng sẽ nhiễm mặn

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, hiện tượng cực đoan thời tiết năm 2016 rất bất thường trong vòng 100 năm qua. Đồng bằng có thể đối mặt với tình trạng lũ sẽ không có nhiều, gắn liền đó là thời tiết cực đoan, hạn, mặn sẽ xuất hiện. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các đại biểu tại hội nghị nhận diện rõ tình hình BĐKH, bàn bạc kỹ, đi sâu vào tình hình thực tế của vùng để đưa ra các giải pháp trọng tâm phù hợp với tình hình.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều khả năng 45% diện tích toàn vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030 nếu các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong tích nước, không cung cấp đủ nước để đẩy mặn ra biển. Ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đối với tự nhiên và sinh kế của người dân trong vùng là một trong những thách thức rất lớn đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và trực tiếp là hơn 20 triệu dân đang sinh sống tại đây. 

Trong thời gian gần đây, ĐBSCL bị đe dọa nghiêm trọng nhất từ BĐKH. Từ cuối năm 2015 đến nay, ĐBSCL đã chịu đợt khô hạn và xâm nhập mặn lớn nhất từ trước tới nay, khiến cho tốc độ tăng trưởng, năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đều giảm. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016 ước thiệt hại kinh tế bởi BĐKH gần 4.700 tỷ đồng. 

BĐKH đang “gặm nhấm” đồng bằng

Nói về thực trạng của ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: “Trước tác động của BĐKH, ĐBSCL hôm nay không còn là miền đất trù phú mang lại sinh kế lâu dài, thuận lợi cho người dân như bao đời nay. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi tư duy phát triển. Chúng ta không thể dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà cần dựa vào trí tuệ, tri thức và công nghệ để phát triển bền vững, khắc phục thách thức do BĐKH để ĐBSCL phát triển lâu dài”.

Ông Trần Hồng Hà cho biết thêm, BĐKH rõ rệt đến đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh xã hội của Việt Nam nói chung và đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nước ngọt, hạn hán, xâm nhập mặn, xâm thực bờ biển diễn ra với quy mô lớn và mức độ khốc liệt chưa từng có ở các tỉnh ĐBSCL nói riêng. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn nhất là hoạt động khai thác thủy điện trên dòng chính sông MeKong đã làm ảnh hưởng đến dùng chảy, làm chuyển nước sang lưu vực sông khác, làm trầm trọng thêm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt.

“Điều này đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ, mang tính pháp lý của các nước trong việc sử dụng tài nguyên nước một các bền vững nhằm giải quyết các thách thức xuyên biên giới đối với vùng ĐBSCL. Ở trong nước, chúng ta cũng cần có cơ chế phối hợp liên tỉnh, liên ngành, liên vùng để hạn chế những bất cập trong quản lý sử dụng tài nguyên nước” - Bộ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương thảo luận về kịch bản BĐKH và nước biển dâng tác động đến tài nguyên nước của vùng; các giải pháp thích ứng với BĐKH và quản lý nước cho từng tiểu vùng ĐBSCL; giải pháp quản lý, giám sát hạn, lũ lụt và xâm nhập mặn; xây dựng các mô hình kinh tế giải quyết sinh kế cho người dân thích ứng với xâm nhập mặn…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.