Tìm giải pháp “đi đường dài” cho du lịch xanh

Sản phẩm du lịch xanh: tour xe điện, xe đạp tại Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Sản phẩm du lịch xanh: tour xe điện, xe đạp tại Hà Nội. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, du lịch Hà Nội đã kích hoạt nhiều sản phẩm du lịch xanh để phục vụ du khách. Đây là một tín hiệu vui nhưng về lâu dài, cần thực hiện nhiều giải pháp căn cơ hơn để loại hình này có thể phát triển bền vững.

Thêm nhiều tour thân thiện môi trường

Tại Hà Nội, việc phát triển du lịch xanh đã nằm trong chiến lược phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô. Từ năm 2019 đến nay, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn về du lịch cộng đồng, ứng xử văn minh du lịch ở các quận, huyện, thị xã. Sở cũng yêu cầu các đơn vị lữ hành, điểm đến cần lưu ý đến những yếu tố môi trường, bảo đảm an toàn sức khỏe, phát triển bền vững trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch.

Trong dịp SEA Games 31 vừa qua, các đơn vị kinh doanh du lịch Hà Nội ra mắt nhiều sản phẩm du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Điển hình là tour “Du lịch xanh trong thành phố xanh với phương tiện giao thông sạch” của Công ty Cổ phần Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), cho phép du khách được khám phá các tuyến phố cổ, di tích lịch sử, văn hóa - lịch sử cách mạng và các công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bằng xe điện, trong khoảng thời gian từ 35 đến 40 phút. Hay tour đi bộ khám phá kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; và hàng loạt tour xe đạp được Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu trong danh sách 28 tour du lịch tiêu biểu của Thủ đô, như: Tour xe đạp khám phá Cổ Loa (huyện Đông Anh), Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), các di tích thuộc “Thăng Long tứ trấn”… Khu vực ngoại thành có các sản phẩm du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, tắm lá thuốc của người Dao, huyện Ba Vì; các hoạt động trải nghiệm tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); du lịch cộng đồng tại huyện Thạch Thất…

Có thể thấy, du lịch xanh phù hợp với xu hướng chung của thế giới, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại hình du lịch khác thì du lịch xanh mới trở nên quen thuộc với nhiều người dân Thủ đô vài năm gần đây. Đáng nói, để du lịch xanh có thể phát triển lâu dài và bền vững cần sự tham gia và góp sức của cộng đồng địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

Đó là bài học đến từ thành phố Hội An – tại đây cộng đồng doanh nghiệp đã tiên phong làm du lịch bền vững, không rác thải (zero waste), bảo vệ môi trường và thiên nhiên… Người làm du lịch cũng lan tỏa thói quen bảo vệ môi trường này tới du khách. Đơn cử, Silk Sense Hội An River Resort đã thực hiện việc tái sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa dùng bao bì, hộp nhựa một lần; thay thế các vật dụng bàn chải đánh răng, lược... làm từ nhựa bằng các sản phẩm làm từ tre; tận dụng rác để làm phân hữu cơ bón cho cây xanh… Còn trang trại An Nhiên (Hội An) đã triển khai chương trình “Tái chế xà phòng sạch” và “Vải cho cuộc sống” từ năm 2018. Đến nay đã có trên 60 doanh nghiệp tại thành phố Hội An ký cam kết không rác thải. Thành phố này đặt mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 70 - 100 đơn vị có chứng nhận du lịch xanh, để Hội An sớm được công nhận là điểm đến du lịch xanh.

Làm gì để “đi đường dài”?

Thực tế cho thấy, du lịch xanh có nhiều ưu điểm như tạo không gian xanh và trải nghiệm thân thiện với môi trường cho du khách, tạo nguồn thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương, giảm được một phần áp lực lên các di sản, định dạng thương hiệu du lịch… Tuy nhiên, việc chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch không hề dễ dàng, thường làm tăng chi phí vì doanh nghiệp phải thay đổi từ giải pháp quản trị, đầu tư dài hạn cho vật chất, cơ sở hạ tầng đến việc đào tạo, nâng cao ý thức của đội ngũ nhân viên.

Bên cạnh đó, hoạt động truyền bá, quảng cáo thu hút du khách đến trải nghiệm cũng là một thách thức lớn bởi thói quen sống “nhanh – tiện – rẻ”, ít để tâm đến môi trường, đã “ăn sâu” vào tiềm thức của một bộ phận người dân. Do đó mới xảy ra những tình trạng như sản phẩm phục vụ du khách bị sử dụng thừa thãi, dẫn đến lãng phí, rác thải từ du lịch tăng lên… Các đơn vị lữ hành, công ty du lịch có thể tư vấn cho du khách hạn chế đồ nhựa một lần trong hành trình du lịch, nhưng việc họ tuân thủ hay không dựa vào ý thức tự giác của mỗi người.

Chính vì thế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ VH,TT&DL Hà Văn Siêu đã khẳng định trước truyền thông: Để phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội, các địa phương cần nêu cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Còn Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) Phạm Hải Quỳnh cho rằng, các câu lạc bộ du lịch cần có sự chia sẻ, liên kết cùng nhau bảo vệ môi trường.

Hiện nay du lịch xanh mới chỉ phát triển phổ biến tại một số địa phương như Hội An, Đà Nẵng,… Thậm chí ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, du lịch xanh cũng chỉ mới được một số doanh nghiệp du lịch phát triển, sản phẩm vẫn chưa đa dạng, chưa tạo được “làn sóng bùng nổ” trong cộng đồng. Phần lớn địa phương khác vẫn còn “loay hoay” với việc chuyển dịch xanh trong ngành du lịch địa phương để thu hút du khách.

Với chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2022 là du lịch xanh, loại hình này đang có nhiều lợi thế để mở rộng và phát triển trên phạm vi rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó rất cần sự đồng hành kiên trì, bền bỉ của cộng đồng địa phương, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ về cơ chế và nguồn lực cho doanh nghiệp đi theo hướng này một cách lâu dài.

Tin cùng chuyên mục

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Đọc thêm

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui
 - Tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024, Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”.

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).