Tiêu gần tỷ đô mỗi năm, Truyền tải điện “xoay” tiền ở đâu?

Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông từng được AFD và ADB tài trợ vốn
Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông từng được AFD và ADB tài trợ vốn
(PLO) - Nhu cầu đầu tư lưới truyền tải điện quốc gia đang dao động từ 700 - 800 triệu USD mỗi năm, trong khi nguồn vốn ODA không còn dồi dào như trước - khiến cho bài toán “xoay” tiền và tiêu tiền của ngành Điện khó giải hơn bao giờ hết.
 

Nguồn nào thay thế ODA?

Trong bối cảnh Chính phủ đang quản chặt nợ công và ngày một hạn chế việc bảo lãnh các khoản vay, ngành Điện buộc phải tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại trong, ngoài nước khác với hình thức cho vay ODA truyền thống. Trong đó, “vay không bảo lãnh của Chính phủ” được xem là thối thoát tối ưu cho nhu cầu vốn lên tới 7 tỷ USD/năm của toàn ngành Điện. 

“Nhu cầu về vốn để xây dựng riêng lưới điện là khoảng 800 triệu USD/năm. Trong năm 2017 nguồn vốn đã cơ bản bản đủ, do EVN đã có sự chuẩn bị thu xếp từ trước. Nhưng từ sang năm trở đi, vấn đề vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư thì không hề giảm”, ông Vũ Trần Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) xác nhận với PLVN.

Theo đó, hình thức vay nói trên không vướng trần nợ công, nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng đòi hỏi “chỉ số” tin cậy của ngành Điện đối với các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phải cao mới đảm bảo để có được những khoản vay lớn trong tương lai.

Xung quanh vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri từng cho biết, cách đây 4 năm, Tập đoàn này đã có đươc  khoản vay trị giá 100 triệu USD từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để đầu tư nguồn điện ở Lai Châu mà không cần tới sự bảo lãnh của Chính phủ. Thoả thuận đạt được nói trên là một tiền đề quan trọng để EVNNPT tiếp cận và đặt vấn đề với nhà tài trợ về những khoản vay lớn cho những dự án truyền tải điện trong tương lai gần.

“Tuần trước, chúng tôi và đại diện của AFD đã có cuộc trao đổi khá cởi mở tại Hà Nội. AFD vừa là nhà tài trợ truyền thống của ngành Điện, nhưng cũng là tổ chức tiên phong trong việc áp dụng hình thức cho vay không cần có sự bảo lãnh từ Chính phủ Việt Nam”, Phó “Tổng” EVNNPT Vũ Trần Nguyễn cho biết thêm.

Đại diện Bộ Tài chính và KfW ký kết Hiệp định vay cho 1 dự án về lưới điện của EVNNPT
Đại diện Bộ Tài chính và KfW ký kết Hiệp định vay cho 1 dự án về lưới điện của EVNNPT

Sẽ có khoản vay trong năm 2019

Được biết, ngoài việc từng cấp vốn không cần bảo lãnh cho Dự án Thuỷ điện Huội Quảng, AFD, trước đã cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á đồng tài trợ khoản vay ODA cho Dự án truyên tải điện miền Bắc và Dự án lưới điện truyền tải 2 của EVNNPT trị giá 140 triệu EURO

Theo đại diện của EVNNPT, sắp tới nhu cầu đầu tư của “tổng” này chắc chắn vẫn cao, trong khi nguồn vốn ODA không còn dồi dào như trước đang là một thách thức hiện hữu đối với công tác thu xếp vốn cho lĩnh vực này. Vì thế, ngoài AFD, EVNNPT còn đặt vấn đề với các nhà tài trợ vốn khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)… về phương thức vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Với sự nỗ lực đó, EVNNPT hy vọng sẽ thu xếp được khoản vay đầu tiên với AFD trong vòng 2 năm nữa, thông qua hình thức vay không có bảo lãnh của Chính phủ.

Theo đó, nếu đạt được thoả thuận, việc vay vốn sẽ được ký kết trực tiếp giữa nhà tài trợ vốn với doanh nghiệp; ngoài ra, thời gian thực hiện thủ tục thẩm  định vay vốn cũng sẽ được rút ngắn hơn thủ tục vay vốn ODA.

Dự kiến, thời hạn vay sẽ được kéo dài trong 15 năm và thêm 5 năm ân hạn, nhưng lãi suất “mềm” hơn lãi vay thương mại. Tuy nhiên, phía tài trợ vốn cũng sẽ xem xét rất kĩ các tiêu chí như khả năng sinh lời, tính khả thi về mặt kỹ thuật… trước khi quyết định lựa chọ dự án để cấp vốn.

Không thể lẽo đẽo theo “mẹ” mãi được nữa!

Sau một thời gian thực hiện các Dự án ODA, chúng tôi nhận thấy, đã tới lúc mình không thể lẽo đẽo đi theo “mẹ” mãi được nữa! Tức khi, mình đã gây dựng được quan hệ, sự tin cậy... thì phải tự “bơi” chứ không thể trông chờ vào bảo lãnh của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang bị giới hạn bởi trần nợ công”, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri.

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…