Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Đây là vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại phiên họp sáng 9/10, cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp. Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) nước ta khẳng định sự phục hồi rõ nét. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số kết quả nổi bật, như tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8 - 7%, vượt mục tiêu Quốc hội (QH) đề ra (6 - 6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng 4,04%; cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu QH đề ra trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 1/7/2024.

Nhấn mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được chỉ đạo quyết liệt, với tinh thần cải cách, đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Bộ trưởng cho hay, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã trình QH thông qua 14 luật, 23 nghị quyết và cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024, đồng thời đã ban hành và chỉ đạo ban hành 121 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Ưu tiên thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định, điều kiện kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi…

Những tháng cuối năm 2024, Chính phủ cho biết sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Bảo đảm tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh một số thành tựu trong thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; đồng thời đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có tổng cầu phục hồi yếu, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm; thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức; thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn…

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đồng tình với những đánh giá của Chính phủ về kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; đánh giá cao Chính phủ, các Bộ, ngành đã hết sức nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, thể hiện ở kết quả hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu mà QH giao.

Thống nhất với các giải pháp Chính phủ đưa ra trong thời gian tới, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. “Đây là giải pháp rất căn bản, cần tập trung vào việc khắc phục độ trễ của chính sách. Chính phủ, các Bộ, ngành rất quyết tâm nhưng đến nay, nhiều địa phương chưa ban hành được văn bản nào để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Như vậy, chính sách đi vào cuộc sống rất chậm, không phát huy được tác dụng”, Phó Chủ tịch QH nêu rõ.

Đề cập đến việc tại Kỳ họp thứ 8, QH sẽ xem xét dự án một luật sửa 4 luật trong lĩnh vực đầu tư và một luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính và thuế, Phó Chủ tịch QH nêu rõ yêu cầu các luật phải thể hiện tinh thần mới, tháo gỡ khó khăn, cải thiện tối đa thủ tục hành chính. Luật của QH chỉ luật hoá thẩm quyền của QH; không luật hoá nghị định, thông tư để Chính phủ linh hoạt điều hành trong quá trình phát triển KT-XH.

Cũng lưu ý việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật vẫn chưa đảm bảo tiến độ, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo thời gian, chất lượng. “Đến nay, vẫn còn nhiều địa phương chưa ban hành văn bản quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng hoặc ban hành chưa đồng bộ. Đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo trong thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc”, Chủ tịch QH nói.

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; dự án Luật Đầu tư công; dự thảo Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh tư liệu: Trí Dũng/TTXVN

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường phản ánh sự tiếp xúc tốt đẹp, tích cực giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Chiết Giang cho biết, kể từ khi lên nhậm chức đến nay, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Lý Cường đến thăm Việt Nam, thể hiện tầm quan trọng, tính sứ mệnh và tính tượng trưng rất rõ ràng.

Đọc thêm

Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Sáng nay, 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư, kinh doanh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024): Phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Quân đội nhân dân Việt Nam từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. (Ảnh Tư liệu: TTXVN)
(PLVN) - 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), TP Hà Nội luôn phát huy truyền thống lịch sử, vươn lên mạnh mẽ, phát huy vai trò trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

Ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra - tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) -  Ngày 9/10, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị do ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra, làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thủ tướng kêu gọi ASEAN phát triển với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới

Thủ tướng kêu gọi ASEAN phát triển với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45, nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy đoàn kết, lấy tự cường làm nền tảng; bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới.

Phấn đấu tốc độ tăng GDP năm 2024 đạt khoảng 7%

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

(PLVN) - Chính phủ cho biết sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Chiều 22/8/2024, gặp mặt Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Hiệp hội thực hiện tốt chức năng của tổ chức xã hội nghề nghiệp, là cầu nối hiệu quả, đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp.
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.