Phấn đấu tốc độ tăng GDP năm 2024 đạt khoảng 7%

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

(PLVN) - Chính phủ cho biết sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Sáng nay, 9/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025.

Ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp.

Trong nước, chúng ta đã kịp thời kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, giữ ổn định tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao.

Tình hình KT-XH nước ta khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số kết quả nổi bật, như tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép. Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao .

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng 4,04%; cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 1/7/2024.

Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được chỉ đạo quyết liệt, với tinh thần cải cách, đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Phát triển kết cấu hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, có bước đột phá rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế…

Những tháng cuối năm 2024, Chính phủ cho biết sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Tăng cường quản lý thị trường vàng, bất động sản

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh một số thành tựu trong thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; đồng thời đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.

Đó là, tổng cầu phục hồi yếu, trong đó cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện. “Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Cùng với đó là tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao, việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm còn thấp, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế.

Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả như chậm triển khai Quy hoạch điện lực quốc gia, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến trong UBTVQH đồng tình với những đánh giá của Chính phủ về kết quả được trong thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; đánh giá cao Chính phủ, các bộ, ngành đã hết sức nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, với kết quả hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu mà Quốc hội giao.

Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý thời gian tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, dù chúng ta cố gắng nhưng thị trường vàng vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, thời gian tới, đề nghị Chính phủ tiếp tục quản lý, chấn chỉnh thị trường vàng để đảm bảo thị trường trong nước và quốc tế ngày càng gần nhau.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp.

Đề cập đến thị trường bất động sản, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết, thị trường bất động sản thường xuyên diễn biến rất phức tạp, giá nhà chung cư tăng rất cao; với giá chung cư như hiện nay, người có nhu cầu khó tiếp cận được với thị trường bất động sản. Do đó, bà Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường bất động sản.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cũng nêu băn khoăn về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản còn chậm, các nghị định của Chính phủ ra đời nhưng một số văn bản hướng dẫn của địa phương rất chậm; cần đẩy nhanh tiến độ ban hành.

Dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 có 15 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,5%...

Tin cùng chuyên mục

Ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra - tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 9/10, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị do ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra, làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ làm việc với TP Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Quảng Ninh

Ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận buổi làm việc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ biểu dương tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau bão số 3 nhưng kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn có những điểm sáng, nhất trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Quảng Ninh hoàn thành sớm, về đích sớm nhiều chỉ tiêu, mục tiêu 3 chương trình mục tiêu quốc gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
(PLVN) - Lúc 10h45 ngày 8/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh: Chúng ta có thể nắm bắt cơ hội từ người đi sau

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đến giao lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ.

Đưa quan hệ Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Các hoạt động thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp là dấu mốc quan trọng, sẽ tạo thêm khuôn khổ, động lực và mở ra giai đoạn mới để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp lên một tầm cao mới, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới...