Thực thi luật để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Lực lượng DBĐV tỉnh Phú Thọ tham gia thực binh bắn chiến đấu trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2019.
Lực lượng DBĐV tỉnh Phú Thọ tham gia thực binh bắn chiến đấu trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2019.
(PLVN) - Luật Dân quân tự vệ (DQTV) và Luật Lực lượng dự bị động viên (DBĐV) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã thể chế đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Dân quân thường trực được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) vững mạnh và rộng khắp, lực lượng dự bị động viên (DBĐV) hùng hậu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhằm thực hiện “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy”.

Luật DQTV và Luật Lực lượng DBĐV cùng được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Hai luật này đã thể chế đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu cho biết, DQTV là lực lượng vũ trang (LLVT) quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Điều 17 Luật Dân quân tự vệ nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động 12 tháng trở lên được tổ chức đơn vị tự vệ. Theo đó, doanh nghiệp được tự tổ chức đơn vị tự vệ khi đáp ứng đủ các điều kiện:

Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện;

Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên;

Có số người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV để tổ chức ít nhất 1 tiểu đội tự vệ;

Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, đề án và kế hoạch tổ chức dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dân quân thường trực được hưởng BHXH, BHYT là một trong những chính sách mới được bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng DQTV trong tình hình mới, phù hợp với thực tế các địa phương đã và đang thực hiện.

Theo đó, từ 1/7/2020, dân quân thường trực sẽ được: Trợ cấp ngày công lao động;

Bảo đảm tiền ăn (trước đây chỉ bố trí nơi ăn, nghỉ);

Hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 

Trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ DQTV;

Hưởng trợ cấp 1 lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình;

Hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ.

Xây dựng lực lượng DBĐV hùng hậu, chất lượng cao

Thiếu tướng Lương Quang Cương, Phó Cục trưởng Cục DQTV cho biết, lực lượng DBĐV bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của QĐND.

Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan QĐND  Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

Việc ban hành Luật Lực lượng DBĐV nhằm phù hợp với chủ trương, quan điểm mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Xây dựng lực lượng DBĐV hùng hậu đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xây dựng, huy động lực lượng DBĐV nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng DBĐV.

Luật bổ sung quy định bảo đảm quyền về tài sản của tổ chức, công dân đối với phương tiện kỹ thuật dự bị phù hợp với Hiến pháp năm 2013, cụ thể là chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp; về cơ sở huấn luyện cấp tỉnh đối với các địa phương nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng quân nhân dự bị, phù hợp thực tế. 

Luật cũng bổ sung quy định các trường hợp được huy động lực lượng DBĐV, như thi hành lệnh thiết quân luật; khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; để phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm. Hay quy định về chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị được hưởng phụ cấp, đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị trong thời gian được huy động.

Luật quy định 4 trường hợp huy động lực lượng DBĐV gồm: Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ; khi thi hành lệnh thiết quân luật; khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; để phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Ngày 8/10, Bộ Quốc phòng (BQP) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn Luật DQTV và Luật Lực lượng DBĐV. Hai Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam là Trung tướng Ngô Minh Tiến và Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan BQP, các cơ quan bộ, ngành Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty. Hội nghị kết nối trực tuyến 181 điểm cầu tại các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng trong toàn quân.

Hội nghị đã giới thiệu 8 chuyên đề cho cán bộ chủ trì các cấp trong và ngoài quân đội về nội dung cơ bản của Luật DQTV năm 2019, Luật Lực lượng DBĐV năm 2019 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị triển khai thi hành Luật, bảo đảm thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam