Thực hư lời nguyền và nguyên mẫu "Bến không chồng"

Tiểu thuyết của Dương Hướng là sự khắc khoải bao nỗi niềm ở một làng quê miền Bắc thời hậu chiến, những người lính trở về sau chiến tranh, là sự ám ảnh từ hình ảnh người con gái ngồi lặng thinh bên cầu Đá Bạc, với những nhân vật, làng quê gần như đều là nguyên mẫu ngoài đời… Từ lâu, "bến không chồng” trở thành tên chung để chỉ những nơi thiếu vắng đàn ông.

Tiểu thuyết của Dương Hướng là sự khắc khoải bao nỗi niềm ở một làng quê miền Bắc thời hậu chiến, là sự ám ảnh từ hình ảnh người con gái ngồi lặng thinh bên cầu Đá Bạc, những người lính trở về sau chiến tranh, với các nhân vật, làng quê gần như đều là nguyên mẫu ngoài đời… Từ lâu, "bến không chồng” trở thành tên chung để chỉ những nơi thiếu vắng đàn ông.

Bến sông
Cầu Đá Bạc trong tác phẩm của Dương Hướng

Nơi bến sông trinh nữ trẫm mình

Bến sông ấy vốn chẳng có tên, người dân xã Thuỵ Liên, Thái Thuỵ, Thái Bình còn nhớ, đó là nơi “thôn nữ tắm tiên”. Cái bến sông có hai cây quéo cổ thụ gắn với bao vui buồn của người dân.

Anh Nguyễn Vĩnh Diễn, người quê Thuỵ Liên kể rằng: “Một ngày kia, như có cơn cuồng phong đổ trên bến sông. Dòng người đổ về đây khóc thương cho thân phận trinh nữ.

Cô gái tên H, yêu chàng trai cùng thôn nhưng gia đình kiên quyết ngăn cản, chàng trai uất hận bỏ đi biệt xứ. Cô gái đau buồn lầm lũi sống như cái bóng. Một ngày kia, cô gái đến bến sông than thân, trách phận rồi buông lời nguyền: “Những người yêu nhau, hẹn ước nơi bến sông này sẽ phải ly tan”.

Cô gái nhảy xuống sông tự tử. Khi dân làng vớt được xác cô gái lên, hai tay cô vẫn còn chắp trước ngực như đang khấn nguyện. Sau này, bến sông không tên còn chứng kiến nhiều cái chết thương tâm của trinh nữ trẫm mình vì tình”.

Đến nay, bến sông ấy không còn hai cây quéo cổ thụ nữa. Nhưng một ký ức mới lại bồi đắp cho người dân quê nơi đây. Bởi nếu ai đó đọc “Bến không chồng” có dịp ngang qua làng quê này mà hỏi cầu Đá Bạc, hỏi về “Bến không chồng” thì ai cũng nhắc đến Dương Hướng.

Ông viết truyện mà thật đến nỗi đọc tiểu thuyết, người làng nhận ra từng nhân vật ngoài đời được ông chọn làm nguyên mẫu. Đến nay, các bà, các cô còn nhắn với tác giả rằng: “Bến không chồng giờ không còn ai tắm truồng nữa, vì nước sạch đã dẫn đến từng nhà rồi nhé!”

Nhiều người “mặt nặng, mày nhẹ”

Anh Nguyễn Vĩnh Diễn, một độc giả trung thành của nhà văn Dương Hướng khẳng định: “Cống Linh trong truyện chính là Cống Trà Linh quê tôi. Một trong mười ba hệ thống thuỷ lợi quan trọng của miền Bắc, là mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh. Và con đê mà tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm chính là con đê ngăn mặn chạy dọc bờ sông Diêm Hộ. Còn cây cầu Đá Bạc nơi có “Bến không chồng” lại nằm kề bên hai cây quéo cổ thụ khổng lồ của làng Đoài.

Đây chính là một khung cảnh độc nhất vô nhị của trung tâm xã Thuỵ Liên, Thái Thuỵ, Thái Bình. Hai cây quéo cổ thụ chúng tôi chẳng biết được trồng từ đời nảo đời nào. Chúng tôi lớn lên đã thấy tán lá của nó xanh thẫm rậm rì vượt lên trên tầng xanh của luỹ tre quê mình. Đứng xa hàng năm bảy cây số đã nhìn thấy hai lùm cây lừng lững như hai cây nấm khổng lồ trồi lên in vào bầu trời”.

Đọc “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng, tiểu thuyết được trao giải của Hội Nhà văn Việt Năm năm 1991, mới thấy cái bến nước ấy đã gắn với đời sống của người dân, gắn với nhân vật của ông. Cái bến sông là hình ảnh mở đầu cũng là hình ảnh kết thúc của tiểu thuyết.

Nhiều lần, ông đặc tả bến sông: “Hạnh (nhân vật chính của tiểu thuyết-PV) chạy xuống bếp lấy chiếc nón của mẹ rồi vội vàng ra bờ sông. Lại một lần nữa Hạnh đi trên bờ sông quen thuộc xuống cống Linh. Lần này không có Nghĩa, Hạnh thấy trống trải. Dòng sông vẫn lặng lẽ trôi. Gió buổi sáng mát rượi. Những giọt sương còn đọng trên cỏ sáng loé dưới nắng sớm”.

Một chương khác, Dương Hướng viết: “Lâu nay Hạnh sợ cái bến tắm. Không phải Hạnh sợ ba ba thuồng luồng hay con ma mặt đỏ ở đầu cánh mả Rốt mà chỉ sợ chính ở sự gợi cảm của dòng sông... sợ cái “bến không chồng”... Vầng trăng hiện ra nhuốm vàng mọi cảnh vật. Bến sông mênh mông. Hạnh lội xuống bến Không chồng rửa chân, lòng ngẩn ngơ nhìn mặt trăng loang loáng dưới nước. Hạnh thấy mình như lạc vào thế giới mông lung sâu thăm thẳm của những câu chuyện huyền thoại xa xưa... Bến Vắng”. Hay “những đêm trăng như đêm nay, cầu Đá Bạc là nơi các cô gái làng Đông tụ tập. Trông cô nào cũng phây phây mà “chống ề”.

Cái kết của “Bến không chồng” lại chứng kiến cái chết của Nguyễn Vạn - người đàn ông, không dám sống thật với lòng mình. Người đàn ông muốn “giữ hình ảnh” cựu quân nhân trở về làng tìm đến cái chết để cắt đứt những rối ren khi ông ta yêu người đàn bà tên Nhân là vợ liệt sỹ nhưng lại có con với Hạnh (con gái của bà Nhân).

Khi Hạnh có con với người đàn ông yêu mẹ mình, cô đã trốn khỏi làng một thời gian. Và khi đưa con về làng nhận cha, trong cô khấp khởi niềm vui: “Hạnh dắt con gái ra tới cầu Đá Bạc đứng nhìn dòng sông loang loáng trong trăng. Bến Không Chồng lung linh”.

Nhưng một buổi sáng, Hạnh đã chứng kiến cảnh đau lòng: “Hạnh gọi con dậy, dắt nó ra Bến Không Chồng rửa mặt, Hạnh chợt nhìn thấy phía cầu Đá người đứng lố nhố ngó nghiêng dưới chân cầu. Linh cảm thấy điều gì đó, Hạnh dắt con chạy mà hai chân cứ ríu lại. Hạnh đã nhận ra Nghĩa, anh lao ào từ trên cầu xuống sông. Hạnh sững lại chân tay bủn rủn khi nhìn thấy cái xác chết được Nghĩa kéo từ dưới sông lên lại chính là chú Vạn. Hạnh dắt con nhào tới quỳ phục xuống bên xác chú Vạn”.

Người đàn ông ấy, không bước qua khỏi lời nguyền và đã chết nơi bến sông trinh nữ trẫm mình.

Theo nhà văn Dương Hướng, tất cả những gì ông viết đều là sự thật có từ trong làng xã. “Ngày ấy, tôi viết muốn ghi tên thật để nhớ tất cả những gì nhân vật đã từng nói. Nhưng rồi, sau khi đọc lại sửa cuốn tiểu thuyết nên tôi quên mất không thay tên nhân vật”. Chẳng thế mà, cuốn tiểu thuyết chân thật đến từng lời ăn, tiếng nói, lối sống của người nông dân. Mà cũng phải nói rằng, không ít người đã “mặt nặng” vì “bị” đưa vào văn.

Miên Thảo – Minh Khánh

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.