Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài

(PLVN) -Trong bối cảnh hội nhập quốc tế các quan hệ hợp tác ngày càng đa dạng và hệ thống pháp luật tố tụng dân sự đã có nhiều thay đổi, thực tiễn thực hiện Luật Tương trợ Tư pháp (TTTP) cho thấy, nhiều quy định của Luật chưa hoàn thiện.

Kể từ khi Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) có hiệu lực từ ngày 01/7/2008 cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mới về TTTP trong lĩnh vực dân sự. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục gia nhập Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ). Các điều ước quốc tế mới này có các yêu cầu mới về quy trình, thủ tục, hồ sơ so với quy định trong Luật TTTP hiện hành.

Do đó, để áp dụng thuận lợi và thống nhất tiêu chuẩn mới được quy định tại các điều ước quốc tế, liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã có giải pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp thông tư liên tịch để thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế trong lúc chưa thể đưa vào văn bản pháp luật cấp cao hơn. Không những thế, việc quy trình thủ tục thực hiện được quy định ở nhiều cấp văn bản pháp luật khác nhau cũng làm cho quy định pháp luật bị tản mạn, không tạo thuận lợi cho việc áp dụng.

Bên cạnh đó, Luật TTTP có quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài trong thực hiện TTTP theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, mà không có quy định hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng pháp luật nước ngoài để thực hiện TTTP. Quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài được yêu cầu khi thực hiện TTTP của nước ngoài tại các điều ước quốc tế về TTTP trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam đã ký kết chỉ mang tính nguyên tắc và dẫn chiếu đến pháp luật trong nước của các bên. Do vậy, đây cũng được coi là một trong những khoảng trống cần được bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực hiện TTTP thực hiện thống nhất và thuận lợi. 

Có thể thấy, nếu giữ nguyên tình hình như hiện nay, các cơ quan nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng thống nhất các quy định về TTTP, tốn thời gian khai thác, tra cứu các văn bản pháp luật, tra cứu các văn bản quốc tế có liên quan, chưa kể việc lời văn của điều ước quốc tế và các văn kiện hướng dẫn nhiều chỗ còn khó hiểu dẫn đến sự lúng túng và áp dụng không thống nhất tại các cơ quan thi hành. Đối với người dân và doanh nghiệp, các yêu cầu TTTP sẽ không được giải quyết nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp. 

Do đó, những khó khăn, bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có giải pháp xây dựng quy định cụ thể trình tự, thủ tục TTTP về dân sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và kinh nghiệm quốc tế theo hướng tăng cường hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các yêu cầu TTTP của Việt Nam và nước ngoài. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong TTTP về dân sự (nếu không trái pháp luật Việt Nam) và áp dụng các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các cam kết có được qua đàm phán cũng giúp đẩy nhanh tiến độ và tạo thuận lợi cho cơ quan tư pháp các nước giải quyết vụ việc. 

Song song với đó, việc xây dựng quy định cụ thể trình tự, thủ tục TTTP về dân sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên còn thúc đẩy hoạt động TTTP có hiệu quả, qua đó giải quyết tốt, triệt để các vụ việc dân sự, hành chính có yếu tố nước ngoài, bảo vệ pháp luật và thực thi công lý; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quyền và lợi ích chính đáng các đương sự liên quan, tạo điều kiện phát triển của các quan hệ, giao dịch dân sự, các quan hệ hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực TTTP về dân sự không giống với áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ dân sự và tố tụng dân sự nên cần có quy định để đảm bảo việc áp dụng không trái với pháp luật Việt Nam.  

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.