Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn
(PLVN) -Chiều ngày 20/6/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tới Việt Nam, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga Konstantin Chuychenko đã trao đổi “Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga giai đoạn 2024-2025” (Chương trình hợp tác 2024-2025).

Chương trình hợp tác 2024-2025 là sự tiếp nối chương trình hợp tác các giai đoạn trước nhằm cụ thể hóa các định hướng hợp tác trong Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp ký vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc Bộ Tư pháp Việt Nam cam kết tham dự Diễn đàn pháp luật quốc tế Xanh Pê - tec - bua (sự kiện lớn nhất về pháp luật do Bộ Tư pháp Nga chủ trì tổ chức thường niên), hai Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp tổ chức mỗi năm 04 hoạt động hợp tác về các chủ đề khác nhau (luật sư, trợ giúp pháp lý, pháp luật hình sự, giám định tư pháp, hộ tịch, giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, tương trợ tư pháp...). Hình thức hợp tác cụ thể (tổ chức trao đổi đoàn, hội nghị, hội thảo, tham vấn...) sẽ được xác định tùy vào nhu cầu và tình hình thực tiễn.

Hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga được ghi nhận chính thức lần đầu tiên vào 10/12/1981 khi hai nước ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Xô Viết (Liên bang Nga kế thừa). Năm 1998, hai Bộ Tư pháp đã ký Thỏa thuận hợp tác đầu tiên. Vào năm 2010, Bộ Tư pháp hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác thay thế Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp năm 1998. Trải qua 14 năm triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác ký năm 2010 giữa hai Bộ, hai Bên đã ký các Chương trình hợp tác theo từng giai đoạn hai năm và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bộ Tư pháp Việt Nam đã cử nhiều đoàn công tác tới Nga tham dự Diễn đàn pháp lý quốc tế Xanh Pê - tec - bua và trao đổi chuyên môn trong một số lĩnh vực về pháp luật và tư pháp. Phía Nga cũng cử nhiều chuyên gia sang chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực hình sự, dân sự... Điểm nhấn là vào năm 2015, nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Tư pháp Nga Konovalov, Bộ trưởng Tư pháp hai nước đã thống nhất thành lập Tổ công tác hỗn hợp Việt – Nga về pháp luật. Qua hơn 8 năm vận hành, hoạt động của Tổ công tác đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, cung cấp ý kiến tư vấn về mặt khoa học rất cụ thể theo từng nhóm vấn đề mà Bộ Tư pháp Việt Nam có nhu cầu (pháp luật về các ngành như hiến pháp, hình sự, dân sự, quốc tế).

Tháng 12/2021, trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lần đầu tiên nội dung hợp tác về pháp luật và tư pháp được đưa vào trong Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Nga đến năm 2030, cụ thể như sau “Tăng cường hợp tác tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga về pháp luật, nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương”.

Việc hai Bộ Tư pháp thống nhất ký kết và trao đổi Chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2025 trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga tới Việt Nam lần này tiếp tục tạo thêm một dấu ấn quan trọng, đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu thiết thực, hiệu quả, qua đó góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Ngày 26/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính
(PLVN) - Chiều 26/6, Sở Tư pháp Bạc Liêu chủ trì phối hợp Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với dữ liệu công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Hòa Bình.

Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút giáo viên

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định.
(PLVN) -Sáng 25/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"
(PLVN) -Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định với thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) “đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội”.

Tập huấn triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) -Sáng 24/6, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo việc triển khai thi hành Luật được thống nhất, đạt chất lượng, hiệu quả hơn. 

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 24/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học trọng điểm “Giá trị lý luận, thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị - pháp lý hiện nay” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và lan tỏa những giá trị lý luận và thực tiễn trong tác phẩm của Tổng Bí thư.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2024, Tháng hành động vì môi trường, nhằm tạo ra các hoạt động sôi nổi, truyền thông, thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, trên cơ sở đề xuất của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” vào ngày 27/6/2024 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng Đoàn công tác chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tịnh và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan thông tấn báo chí.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam tặng hoa chúc mừng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) -Sáng 21/6, Liên Chi hội Nhà báo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) và Hội thảo khoa học “Các Tạp chí thuộc Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và gia nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế”.