Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Bộ, ngành Tư pháp

Lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp. (Ảnh: PV)
Lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, Bộ, ngành Tư pháp đã có những bước đột phá về công tác chỉ đạo, điều hành, cũng như công tác chuyên môn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; từng bước góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Vận hành hiệu quả các nền tảng, hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

Theo đó, Bộ Tư pháp đã triển khai và đưa vào khai thác kết quả của dự án “Đầu tư hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử” trước thời hạn 50 ngày nhằm cung cấp kịp thời hạ tầng để triển khai 2 nhóm dịch vụ công liên thông theo yêu cầu, tiến độ của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); duy trì quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả Nền tảng Kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ Tư pháp, phục vụ tốt các nhu cầu tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành và địa phương.

Bộ Tư pháp có 31 hệ thống thông tin, trong đó, điển hình nhất là 16 hệ thống quy mô từ Trung ương đến địa phương và 2 hệ thống thông tin quan trọng với quy mô, phạm vi triển khai rộng trên 63 tỉnh/thành, số lượng hàng nghìn tài khoản người dùng, hàng triệu dữ liệu gia tăng liên tục.

Trong đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chung trên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã cập nhật 127.243 văn bản (gồm có 38.629 văn bản trung ương và 88.614 văn bản của địa phương).

Năm 2023, các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát sơ bộ các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn thiếu và gửi công văn cho pháp chế Bộ, ngành, các Sở Tư pháp đôn đốc việc cập nhật VBQPPL. Đồng thời, rà soát hiệu lực của văn bản để bảo đảm tính kịp thời, chính xác của văn bản đó. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật từ khi đưa vào sử dụng đã trở thành một kênh thông tin pháp luật hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tra cứu, khai thác hệ thống pháp luật của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua số lượng truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khoảng 50.000 lượt truy cập/ngày.

Đối với việc cung cấp dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử của ngành Tư pháp, đến nay đã có 63/63 địa phương cung cấp dịch vụ công: Đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn trên Cổng dịch vụ công của tỉnh/thành phố kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai kết nối liên thông dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử và đã triển khai cung cấp dịch vụ công lý lịch tư pháp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm tiến độ được giao theo Đề án.

Đồng thời, Bộ Tư pháp đang triển khai các nội dung kết nối Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID.

Đẩy mạnh các khóa đào tạo về chuyển đổi số

Toàn cảnh Diễn đàn pháp luật - Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp. (Ảnh: PV).

Toàn cảnh Diễn đàn pháp luật - Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp. (Ảnh: PV).

Tuy nhiên, công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ Tư pháp còn nhiều khó khăn, thách thức cũng như hạn chế nhất định, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng CNTT đầu tư giai đoạn 2010 - 2020 còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho công tác ứng dụng CNTT còn hạn hẹp; việc triển khai một số dự án đầu tư công còn chậm; công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng còn nhiều khó khăn.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ, ngành trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp là xác định mục tiêu, phạm vi và quy mô các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử trong các lĩnh vực công tác cần được đặt trong quy hoạch tổng thể, đồng bộ, tầm nhìn dài hạn, có khả năng kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu theo nguyên tắc lấy cơ sở dữ liệu hộ tịch làm trung tâm, bảo đảm hiệu quả, thống nhất với các mục tiêu, định hướng phát triển chung của Chính phủ, Bộ Tư pháp và trong lĩnh vực công tác. Nhất là các nhiệm vụ liên quan để thực hiện Đề án 06.

Cùng đó, các đơn vị thuộc Bộ phải chủ động tham mưu, đề xuất, triển khai các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực chuyên môn được giao quản lý; có trách nhiệm tham mưu, chủ trì xây dựng hoặc thuê, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng CNTT của đơn vị bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Tổ chức các khoá đào tạo hoặc nội dung phù hợp về chuyển đổi số trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2024 và các năm tiếp theo phù hợp với điều kiện và nhu cầu đào tạo thực tế. Trong đó, quan tâm các nội dung đào tạo về kỹ năng số cơ bản hướng tới sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ, ngành Tư pháp; kỹ năng về phát triển, phân tích, xử lý và khai thác dữ liệu phục vụ công việc; kiến thức về quản lý và triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT.

Trong năm 2024, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục vận hành, nâng cấp, mở rộng, phát triển và triển khai các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực chỉ đạo điều hành; lý lịch tư pháp; thi hành án dân sự; đấu giá tài sản...

Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong một số lĩnh vực quản lý của Bộ. Tiếp tục thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa Hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu do các Bộ, ngành, cơ quan khác quản lý. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý, phát triển dữ liệu; kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin; mở dữ liệu theo quy định.

Duy trì, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ, ngành Tư pháp trên Cổng dịch vụ công của Bộ, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với cơ sở hạ tầng thông tin, các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số và chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp.

Ngoài ra, tiếp tục duy trì, phát triển hạ tầng kỹ thuật của Bộ phục vụ công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ, ngành cùng với việc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin của Bộ, ngành…

Tính đến hiện nay, Bộ Tư pháp đã kết nối 58 dịch vụ công của Bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó, năm 2023, đã kết nối thêm 08 dịch vụ công của Bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch tiếp tục được duy trì, nâng cấp và triển khai thực hiện hiệu quả, tính đến nay trên Hệ thống đã ghi nhận hơn 80 triệu trường hợp dữ liệu, trong đó có 48 triệu trường hợp đăng ký khai sinh; hơn 12,3 triệu trường hợp đăng ký kết hôn; hơn 10,5 triệu trường hợp đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; hơn 8,2 triệu trường hợp đăng ký khai tử; hơn 9,6 triệu trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định…

Đối với việc số hóa sổ hộ tịch, đến nay đã ghi nhận tổng dữ liệu đã được số hóa trên 43,7 triệu dữ liệu, trong đó, có 27,6 triệu trường hợp dữ liệu khai sinh; hơn 8,5 triệu trường hợp dữ liệu kết hôn; hơn 2,5 triệu trường hợp dữ liệu xác nhận tình trạng hôn nhân; hơn 4,8 triệu trường hợp dữ liệu khai tử; hơn 167 nghìn trường hợp dữ liệu nhận cha, mẹ, con.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng duy trì việc kết nối Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản Quốc gia đáp ứng với các yêu cầu gửi/nhận văn bản. Đồng thời hỗ trợ tích hợp việc ký số văn bản điện tử theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ. Thực hiện cập nhật đầy đủ danh mục mã định danh từ Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong năm 2023 đã ghi nhận tổng số 352.291 văn bản luân chuyển trên Hệ thống, trong đó số văn bản đến 304.194, văn bản đến liên thông là 52.968 văn bản, số văn bản đi là 48.093 văn bản, số văn bản đi liên thông là 6.984 văn bản, số văn bản đi được ký số là 27.229 văn bản.

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).