Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong SME: Vẫn còn những khoảng trống pháp lý...

Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Hoa Cương công bố báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy ĐMST xanh trong SME ở Việt Nam”. (Ảnh: Thanh Thanh)
Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Hoa Cương công bố báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy ĐMST xanh trong SME ở Việt Nam”. (Ảnh: Thanh Thanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghiên cứu “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) xanh trong doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) ở Việt Nam” cho thấy hệ thống giải pháp, chính sách liên quan đến thúc đẩy ĐMST, ĐMST xanh trong DN nói chung và SME nói riêng chưa thực sự đồng bộ, nhất quán, chậm được hướng dẫn và vẫn còn những khoảng trống pháp lý.

Đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CEM) và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, CIEM đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy ĐMST xanh trong SME ở Việt Nam”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, ĐMST xanh giúp DN tiếp cận thị trường, tăng khả năng sinh lời theo chuỗi giá trị, giúp DN đáp ứng trước các tiêu chuẩn và các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, thu hút đầu tư và giúp DN tăng năng suất, năng lực công nghệ..

Khảo sát của CIEM tại các DN cho thấy, ở Việt Nam, ĐMST xanh đã được các DN, trong đó có SME, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,…

Tại nhiều địa phương, chính quyền và DN đã nhận thức được sự cần thiết phải ĐMST theo hướng xanh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi để bắt kịp với sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Nhiều mô hình kinh tế hướng tới thân thiện với môi trường được DN và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh áp dụng như kinh tế dưới tán rừng, kinh tế tuần hoàn, du lịch tái tạo, du lịch sinh thái, nông nghiệp xanh, giao thông xanh,...

Bên cạnh đó, ĐMST xanh thông qua thực hành ESG (thực hiện ĐMST trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị), đổi mới công nghệ sản xuất sạch hơn, xanh hóa sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cũng được nhiều DN quan tâm thực hiện….

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong SME: Vẫn còn những khoảng trống pháp lý... ảnh 1Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thanh)

Tuy nhiên thực tế hoạt động ĐMST xanh trong các SME còn khá hạn chế. Mức độ ứng dụng và cập nhật công nghệ trong DN còn khá thấp, các sản phẩm sản xuất ra có GTGT không cao, sản phẩm mới với DN nhưng ít mới với thị trường; Phương thức ĐMST xanh phổ biến được nhiều SME thực hiện là điều chỉnh những sản phẩm hiện có cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với điều kiện vận hành ở địa phương, hoặc thực hiện đổi mới quy trình dựa trên các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm khắc phục những lỗi kỹ thuật phát sinh từ thực tiễn sản xuất hay cải tiến hệ thống sản xuất hiện có.

“Do hàm lượng công nghệ trong các SME còn thấp, các DN chủ yếu “đổi mới xanh” trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào (đối với DN tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm), áp dụng quy trình tuần hoàn (DN nông, lâm, thủy sản). Số lượng DN thực hiện đổi mới công nghệ xanh hơn thực sự chưa nhiều…” - TS. Nguyễn Thị Luyến - Trưởng ban, Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế (CIEM), thay mặt nhóm nghiên cứu cho hay.

Doanh nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí…

Báo cáo nghiên cứu của CIEM cho thấy, thời gian qua, Nhà nước đã từng bước đồng hành, hỗ trợ, thúc đẩy các DN, đặc biệt là SME, trong thực hiện ĐMST xanh.

Đặc biệt, khung chính sách chung thúc đẩy ĐMST nói chung và ĐMST xanh đã được hình thành với nhiều cơ chế, chính sách pháp luật liên quan được ban hành và hoàn thiện; nhiều tổ chức hỗ trợ được hình thành. Các nhóm giải pháp chính sách tài chính và chính sách phi tài chính hỗ trợ, tạo động lực cho SME phát triển và thực hiện các hoạt động ĐMST xanh.

Cụ thể, trong nhóm giải pháp chính sách tài chính, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí có tỷ lệ DN tiếp nhận được cao nhất. Những chính sách về thuế, phí đã tạo động lực và khuyến khích DN thực hiện hoạt động ĐMST theo hướng xanh, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong SME: Vẫn còn những khoảng trống pháp lý... ảnh 2TS. Nguyễn Thị Luyến - Trưởng ban, Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế (CIEM) chia sẻ kết quả nghiên cứu. (Ảnh: Thanh Thanh)

Bên cạnh nguồn vốn tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN), việc thực hiện các giải pháp chính sách tài chính thúc đẩy SME ĐMST xanh đã thu hút, huy động thêm được các nguồn lực ngoài NSNN, đặc biệt nguồn vốn đối ứng từ DN. Nhiều địa phương cũng huy động các nguồn lực từ các DN, tập đoàn lớn, các tổ chức quốc tế,... để tổ chức các chương trình, các cuộc thi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các SME ĐMST xanh.

Trong nhóm giải pháp chính sách phi tài chính, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông, quảng bá, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại đã được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện. Phong trào khởi nghiệp gắn với ĐMST diễn ra mạnh mẽ. Khía cạnh, tiêu chí “xanh” đang trở thành những điểm nhấn quan trọng trong nhiều cuộc thi khởi nghiệp ĐMST.

Tại nhiều địa phương, khía cạnh “xanh” và khai thác hiệu quả hơn tài nguyên bản địa đã được đặc biệt quan tâm. Nhiều địa phương đã có các chương trình, sáng kiến về mô hình phát triển xanh, huy động sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình đào tạo, tập huấn, khuyến khích DN ĐMST theo hướng xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Chính sách chưa đồng bộ

Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Luyến cho rằng, hạn chế lớn nhất hiện nay là hệ thống giải pháp, chính sách liên quan đến thúc đẩy ĐMST, ĐMST xanh trong DN nói chung và SME nói riêng chưa thực sự đồng bộ, nhất quán, chậm được hướng dẫn và vẫn còn những khoảng trống pháp lý.

Chẳng hạn như chưa có khái niệm, quy định về tiêu chí xác định DN ĐMST, DN ĐMST xanh, DN khởi nghiệp ĐMST. Các chính sách hỗ trợ SME, hỗ trợ SME ĐMST, chuyển đổi xanh chủ yếu là các chương trình tập huấn và đào tạo, trong khi DN có nhu cầu lớn về hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tài chính và kết nối chuỗi cung ứng.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong SME: Vẫn còn những khoảng trống pháp lý... ảnh 3Các chuyên gia chia sẻ trực tuyến tại Diễn đàn. (Ảnh: Thanh Thanh)

Các chính sách hỗ trợ phát triển xanh, hướng đến tiêu dùng xanh còn chưa thực sự đồng bộ. Các chính sách thúc đẩy sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh chưa tạo động lực mạnh mẽ cho các DN đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ để tạo ra những chuyển biến đáng kể về công nghệ và quy trình sản xuất.

Đặc biệt, tín dụng xanh chưa phổ biến, số lượng DN tiếp cận được tín dụng xanh còn ít. Việc phát triển thị trường tài chính xanh còn nhiều khó khăn, các bên tham gia hạn chế, thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu xanh.

Việc thúc đẩy ĐMST, ĐMST xanh ở hầu hết các địa phương thường tập trung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST, chưa quan tâm đúng mức đến thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST của chính những DN đang hoạt động.

Để tiếp tục thúc đẩy ĐMST xanh trong SME ở Việt Nam, theo khuyến nghị của CIEM, cần nghiên cứu quy định cụ thể về ĐMST, ĐMST xanh; tiêu chí xác định DN ĐMST, DN ĐMST xanh làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy ĐMST xanh trong DN;

Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ ĐMST xanh, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các chính sách về thuế, tài chính, đầu tư; các chính sách về thị trường, tiêu dùng; các chính sách về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát triển; chính sách phát triển công nghiệp môi trường đối với các sản phẩm, thiết bị và công nghệ phục vụ cho thực hiện ĐMST xanh, các chính sách khuyến khích liên kết giữa ngành, lĩnh vực, địa phương trong thực hiện ĐMST xanh và các công cụ chính sách khác; Xây dựng chương trình hỗ trợ SME thực hiện ĐMST xanh, chuyển đổi xanh.

Bên cạnh việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ĐMST như hiện nay, cần đẩy mạnh các hoạt động ĐMST, ĐMST xanh trong các SME hiện đang hoạt động, trong đó tập trung vào các giải pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư để nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong các DN…

Đọc thêm

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan được bầu giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan được bầu giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2
(PLVN) - Ngày 1/10, tại TP Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP (EVNGENCO2) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tham gia Hội đồng quản trị EVNGENCO2. Đại hội còn có sự tham dự của 29 cổ đông sở hữu/đại diện ủy quyền trực tiếp cho 1.186.055.667 cổ phần, chiếm 99,5504% tổng số phiếu biểu quyết.

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024
(PLVN) - Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

MB đề xuất loạt giải pháp phát triển tài chính xanh tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ

Ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MB tham luận tại hội nghị.
(PLVN) -  Tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ, MB kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển tài chính xanh và kinh tế xanh nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong 'Hành trình năng lượng xanh'

Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong 'Hành trình năng lượng xanh'
(PLVN) - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập (20/9/1990 – 20/9/2024) vào đúng thời điểm đạt tới những thành tựu đáng tự hào, ghi dấu ấn phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Đặc biệt, PV GAS đang đứng trước những thời cơ và thách thức thức mới trong giai đoạn chuyển đổi mang tính chất bước ngoặt, chứng tỏ tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, “Một đội ngũ, một mục tiêu” để nắm bắt những vận hội mới, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao
(PLVN) - Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T chia sẻ về nhiều dự án lớn của đơn vị và đề xuất cơ chế triển khai các dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao.

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.
(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.

Master Quang Bi: 'Đôi tay vàng' trong lĩnh vực trang điểm Việt Nam

Master Quang Bi: 'Đôi tay vàng' trong lĩnh vực trang điểm Việt Nam
(PLVN) - Với tài năng, sự đam mê và sức sáng tạo không ngừng nghỉ, Master Quang Bi đã trở thành một trong những chuyên gia trang điểm hàng đầu, được nhiều người nổi tiếng tin tưởng và đặt cho nghệ danh “Phù thủy của các hoa hậu”. Với tầm nhìn xa và niềm đam mê bất tận, anh chắc chắn sẽ tiếp tục ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ và góp phần đưa ngành làm đẹp Việt Nam lên một tầm cao mới.

Thạch Cổ Trà: Hồi sinh một huyền thoại

Thạch Cổ Trà: Hồi sinh một huyền thoại
(PLVN) - Thạch Cổ Trà là thương hiệu vừa được UNESCO vinh danh “Người Tiên phong trên hành trình di sản”, đại diện tiêu biểu cho “Di sản Thiên nhiên” rừng trà lạnh nguyên sinh cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên dãy Tây Côn Lĩnh.

PV GAS 'Dám nghĩ, dám làm' nắm bắt vận hội mới

PV GAS tròn 34 tuổi.
(PLVN) - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) bước sang tuổi 34 (20/9/1990 – 20/9/2024) với những thành tựu đáng tự hào, gắn với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Đứng trước những thời cơ và thách thức mới trong giai đoạn chuyển đổi mang tính chất bước ngoặt, PV GAS đã cho thấy tinh thần “Dám nghĩ, dám làm”, “Một đội ngũ, một mục tiêu” để nắm bắt những vận hội mới, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Chủ tịch Ecohome Group: 'Vì sức khỏe cộng đồng - vì môi trường xanh - sạch'

Chủ tịch Ecohome Group: 'Vì sức khỏe cộng đồng - vì môi trường xanh - sạch'
(PLVN) - Phát triển trong ngành hóa mỹ phẩm – tẩy rửa, Chủ tịch Ecohome Group Vũ Văn Hạnh đã không chọn con đường bằng phẳng, dễ đi, theo hướng công nghiệp như bao người mà lại miệt mài nghiên cứu và lan tỏa thành tựu của công nghệ sinh học – lĩnh vực thân thiện với môi trường nhưng cũng đầy thử thách. Chính tâm niệm “Vì sức khỏe cộng đồng - vì môi trường xanh - sạch” đã là động lực giúp anh bền bỉ trên hành trình đưa Ecohome trở thành thương hiệu quen thuộc với mỗi gia đình Việt.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…