Thừa Thiên Huế: Tiên phong xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương kiểm tra thực tế công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương kiểm tra thực tế công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong trong việc ban hành và triển khai mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số (CĐS). Thời gian qua, tỉnh đã tập trung cho công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chỉ đạo điều hành; xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 34 Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính và 02 Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh. 100% thủ tục hành chính sau khi được UBND tỉnh công bố ban hành đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh cập nhật vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

Ngoài ra, tỉnh thường xuyên rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 686 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 02 đơn vị so với năm 2023…

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, tỉnh đang tập trung phát triển chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số; phát huy hiệu quả CĐS để nâng cao năng lực bộ máy hành chính nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao các chỉ số cạnh tranh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh.

Về lĩnh vực kinh tế số, với việc tích hợp thành công ví điện tử, Hue-S đã góp phần thúc đẩy kinh tế số thông qua việc cung cấp giải pháp thanh toán liền mạch. Đến nay đã có trên 75.099 tài khoản ví điện tử đã được đăng ký trên ứng dụng Hue-S và 694 điểm chấp nhận thanh toán qua Hue-S trên địa bàn tỉnh. Người dân có thể theo dõi được tất cả các hóa đơn như dịch vụ công, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, học phí,… trên Hue-S, thanh toán dịch vụ chỉ cần 1 lần chạm mà không phải cài đặt, mở thêm bất cứ ứng dụng nào khác.

Về lĩnh vực chính quyền số, 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình, một phần và thực hiện một cửa liên thông trên môi trường mạng. 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình một cửa điện tử hiện đại. Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh trong quý I/2024 đạt 57,38%, tăng 11,68% so với năm 2023, dịch vụ công trực tuyến đã chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Với những nỗ lực trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của tỉnh đã đạt nhiều kết quả nhất định, năm 2023, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tăng 5 bậc so với năm 2022; đây là kết quả thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX) của tỉnh xếp thứ 17, tăng 02 bậc so với năm 2022. Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 8 toàn quốc. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế xếp thứ 2/14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, thứ 14/63 tỉnh/thành cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương; nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024.

Thừa Thiên Huế đang đặt mục tiêu phấn đấu đến đến năm 2025 sẽ thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia trên 3 trụ cột: chính quyền số, xã hội số, kinh tế số.

Đọc thêm

Sìn Hồ phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Mô hình chăn nuôi gia súc nhốt chuồng đang mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.
(PLVN) - Với phương châm lấy nông dân làm trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tăng cường phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông; kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định sản xuất nông nghiệp an toàn…

Họp nhóm làm việc trong khuôn khổ mạng lưới các viện nghiên cứu ASEAN

Các chuyên gia, học giả các nước ASEAN và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
(PLVN) - Trong hai ngày 6-7/7/2024, tại Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao (DAV) phối hợp với Đại học Ngoại giao Trung Quốc (CFAU) tổ chức Cuộc họp nhóm làm việc trong khuôn khổ Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN - Trung Quốc (NACT) với chủ đề “Hợp tác ASEAN - Trung Quốc về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng”.

Phát huy giá trị di sản vùng đất thành phố Uông Bí

Hội thảo khoa học “Nhận diện bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững thành phố Uông Bí”.
(PLVN) - Ngày 6/7, tại TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và UBND TP Uông Bí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững thành phố Uông Bí”.

Chung kết Hội thi nghiệp vụ Tổ liên gia an toàn PCCC toàn quốc

Các đội tuyển thi thực hành chữa cháy, cứu người và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
(PLVN) - Ngày 6/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” toàn quốc năm 2024 - Vòng chung kết tại Quảng trường trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố Hải Phòng.

Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế có nhiều khởi sắc

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh Bắc Ninh tăng 2,32% so với cùng kỳ năm 2023.
(PLVN) - Ngày 5/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tháng đầu năm và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2024.

Hải Dương kết nối đầu tư, đổi mới sáng tạo để doanh nghiệp có điều kiện phát triển, huy động vốn

Ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định buổi tọa đàm là sự kiện quan trọng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.
(PLVN) - Ngày 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Quỹ Đầu tư tạo tác động (IIX) đã tổ chức buổi tọa đàm kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải Dương nhằm tạo các điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Hội doanh nghiệp trẻ.

Bế mạc kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND TP Cần Thơ

Bế mạc kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND TP Cần Thơ
(PLVN) - Sau 3 ngày làm việc khẩn trương trên tin h thần dân chủ và đầy trách nhiệm, Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) của HĐND TP Cần Thơ khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức bế mạc vào chiều ngày 6/5. Theo đó, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ đã quyết nghị thống nhất thông qua 22 Nghị quyết.

Xử lý nếu công chức ở Cần Thơ chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ

Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ đã quyết nghị thông qua 22 nghị quyết.
(PLVN) - UBND TP Cần Thơ sẽ xem xét hậu quả từ việc chậm trễ trong công tác, để xử lý trách nhiệm. Nếu phát hiện trường hợp cán bộ, công chức có biểu hiện chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ mà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP thì sẽ xem xét kỷ luật...