Thừa Thiên Huế phấn đầu thành Thành phố trực thuộc Trung ương

 Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2010-2015. Phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2010-2015. Phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gắn kết du lịch truyền thống và hiện đại

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, còn có hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận... Xin ông cho biết tỉnh chủ trương làm du lịch theo cách của địa phương nào trong nước, hay nói rộng hơn là cách làm du lịch của nước nào trên thế giới mà ông cho là phù hợp với sự phát triển của Thừa Thiên Huế?

- Muốn phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, Thừa Thiên Huế cần phải dựa trên những tiềm năng, lợi thế của mình, đó là: Chiều sâu đặc trưng văn hóa, di sản; cảnh quan, danh lam thắng cảnh của tỉnh. Mục tiêu phát triển của du lịch là lượng khách ngày càng tăng; số ngày lưu trú và chi tiêu của khách tăng lên.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện sinh ngày 27/03/1959, tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế - Chính trị

- Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Ngọc Thiện từng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Thiện được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Nhờ sự ban tặng của thiên nhiên mà Thừa Thiên Huế có cảnh quan, môi trường sinh thái và vị trí địa lý phù hợp để có thể phát triển du lịch theo cách của châu Âu, châu Mỹ. Còn vốn văn hóa đậm nét phương Đông giúp Thừa Thiên Huế có thể phát triển du lịch theo cách của châu Á.
Trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển du lịch của quốc gia, quốc tế và nhất là khu vực miền Trung đã giúp Thừa Thiên Huế đúc rút nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, tiềm năng, lợi thế du lịch Thừa Thiên Huế có những nét tương đồng như ở Ba-Li (In-đô-nê-xi-a), Phu-Kệt (Thái Lan). Vì vậy, sự phát triển du lịch ở Ba-Li, Phu-Kệt là những kinh nghiệm quý đối với du lịch Thừa Thiên Huế.

Điều quan trọng được rút ra cho riêng Huế là phải gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa du lịch hiện đại và du lịch văn hóa truyền thống; nâng cao mức hưởng thụ và cảm nhận ấn tượng về Huế của du khách; hình thành bằng được hàm lượng văn hóa trong các sản phẩm dịch vụ - du lịch đặc thù và xây dựng hình ảnh con người Thừa Thiên Huế văn minh, lịch sự, hiếu khách trong lòng du khách bốn phương; kết hợp chặt chẽ giữa du lịch văn hóa với du lịch biển, du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng... nhằm tạo dựng hình ảnh hấp dẫn, có sức cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới.

Các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội là “Thành phố hòa bình”, Hải Phỏng là “Thành phố Cảng”... Theo ông, đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ như thế nào, với tên gọi gì cho phù hợp?

- Thừa Thiên Huế là vùng đất có diện tích tương đối lớn, nhưng hạ tầng kỹ thuật đã kết nối liên hoàn giữa ba vùng đồi núi, đồng bằng và đầm phá. Dân cư sống tập trung và lõi đô thị với hạt nhân TP.Huế ngày càng lan tỏa. Phía Nam đã có Thị xã Hương Thủy và Khu kinh tế - đô thị Chân Mây - Lăng Cô. Phía Bắc đang xúc tiến xây dựng Thị xã Hương Trà. Phía Đông đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng Thị xã Thuận An. Phía Tây đang tập trung đầu tư quy hoạch, xây dựng hạ tầng hình thành đô thị loại 5 Bình Điền và xúc tiến dự án khả thi Thị xã A Lưới. Ngoài ra, Tỉnh cũng đã đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng các đô thị vệ tinh loại 4 và 5.

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng với xu thế phát huy năng lực của Đô thị loại 1 TP.Huế, Sân bay quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, di sản văn hóa nhân loại và gìn giữ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, hoàn toàn cho phép xây dựng và phát triển đô thị TP.Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị sinh thái, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường, với mô hình chùm đô thị đa trung tâm, trong đó TP.Huế hiện nay sẽ là đô thị hạt nhân cùng với các đô thị vệ tinh xung quanh để thúc đẩy đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện thăm, chúc mừng người thọ trăm tuổi...
Ông Nguyễn Ngọc Thiện thăm, chúc mừng người thọ trăm tuổi...

“Chiêu hiền, đãi sỹ”

Thực tế cho thấy, đô thị nào phát triển cũng quy tụ nhiều nhân tài từ nơi khác đến. Với việc Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Tỉnh có tính đến việc “chiêu hiền, đãi sĩ” từ các nơi về không, thưa ông?

- Thu hút nhân tài, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay rất được coi trọng. Tuy nhiên, không phải đến lúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì Thừa Thiên Huế mới tính tới “chiêu hiền, đãi sĩ”, mà điều đó đã trở thành mối quan tâm thường xuyên của Tỉnh và được thể hiện rất cụ thể trong các chế độ, chính sách đã thực thi.

Thực tiễn cho thấy, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế từng bước khẳng định vị thế trung tâm văn hóa - du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của khu vực và cả nước đã phản ánh sinh động sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhân sĩ, trí thức khá hùng hậu trong tỉnh, đồng thời thể hiện được chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” phù hợp. Tuy vậy, sắp tới cũng cần có sự điều chỉnh cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhân tài thực sự hấp dẫn hơn nhằm thu hút đông đảo nhân tài trong và ngoài nước về quê hương cống hiến lao động, sáng tạo, đáp ứng ngang tầm phát triển của một tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông đánh giá thế nào về đội ngũ cán bộ trong tỉnh hiện nay?

- Có thể nói, đội ngũ cán bộ của tỉnh đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh làm nên những thành tựu to lớn và quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Đa số cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính trị, có năng lực tổ chức thực hiện và phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân và đời sống cơ sở.

... và thăm, tặng quà cho người già neo đơn
... và thăm, tặng quà cho người già neo đơn

Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù

Nếu cứ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa như hiện nay, trong vài năm tới, Thừa Thiên Huế sẽ vượt trên khung điểm đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Nhưng xin hỏi ông là tỉnh có những khó khăn gì cần sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương?

- Hiện tại, so với các tiêu chí của một thành phố trực thuộc Trung ương thì tỉnh có nhiều chỉ tiêu xấp xỉ đạt và vượt. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiêu chí cần tiếp tục phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để nỗ lực phấn đấu thực hiện, nhất là về phát triển kinh tế và hạ tầng kỹ thuật.

Mặc dù ngân sách hỗ trợ của Trung ương là rất quan trọng, nhưng trong điều kiện ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, đòi hỏi đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vì sự phát triển chung của từng vùng và quốc gia, thì không riêng Thừa Thiên Huế mà nhiều tỉnh, thành khác, đặc biệt là ở khu vực miền Trung rất cần đến sự hỗ trợ của Trung ương về những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Riêng tỉnh cũng đã có sự chủ động ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng theo các phương thức BOT, BTO, BT; đổi mới đầu tư không dàn trải, phấn đấu đầu tư đến đâu phải tạo được sức “cảm nhận đô thị” đến đó.

Trong nhiệm kỳ 2011-2015 này, quyết tâm của toàn Đảng bộ là đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng đối với Tỉnh. Với vai trò là người lãnh đạo cao nhất Tỉnh, cá nhân ông sẽ nói điều gì với nhân dân trong Tỉnh?

- Những năm trước mắt có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi Kết luận 48 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể, mỗi một cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kết thi đua yêu nước, tạo sức bật mới cao hơn, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra.

Xin cảm ơn ông, chúc ông sức khoẻ, hạnh phúc!

Hướng tới “Năm Du lịch Quốc gia - Thừa Thiên Huế 2012”,  Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch có thương hiệu trong nước và quốc tế, trong đó, ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm kết nối tuyến các kinh đô Việt Nam, tuyến du lịch trong vùng di sản, tuyến hành lang Đông - Tây, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, như: “Một điểm đến 5 di sản thế giới”, “Huế - với hành trình qua các kinh đô Việt”, “Huế trên con đường xanh huyền thoại”, “Huế trên con đường xuyên Á”, “Đông Dương - 3 Cố đô - Một điểm đến”, “Hà Nội - Sài Gòn - Một điểm đến”, “Ngược dòng thời gian theo chân Bác Hồ”...
Quang Tám (thực hiện) 

Đọc thêm

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
(PLVN) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.