Thú vị chuyện đèn đỏ, đèn vàng ở các quốc gia

Thú vị chuyện đèn đỏ, đèn vàng ở các quốc gia
(PLO) - Đèn giao thông hiện nay trên thế giới thường có 3 loại: Dành cho xe cộ, dành cho người đi bộ và đèn đếm lùi.

Đèn được lắp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa và xanh ở dưới nếu lắp dọc; đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, xanh ở bên phải (đèn đỏ hướng xuống lòng đường, đèn xanh hướng về phía vỉa hè hoặc giải phân cách).

Đèn đỏ: Khi gặp đèn đỏ, các phương tiện đang di chuyện phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp xe được quyền rẽ phải theo quy định). Khi đó, người đi bộ được sang đường.

Đèn vàng: Là đèn đánh dấu sự thay đổi tín hiệu: Nếu bật sau đèn xanh có nghĩa là xe phải chuẩn bị dừng, nếu bật sau đèn đỏ có nghĩa là chuẩn bị đi. Trong trường hợp chỉ có 1 đèn vàng sáng nhấp nháy thì người điều khiển xe vẫn được đi nhưng phải chú ý cẩn thận. Các tài liệu liên quan cho thấy, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phải tốn khá nhiều công suy nghĩ để chọn ra màu này sử dụng trong hệ thống đèn giao thông. Nó được dùng để báo hiệu sắp chuyển sang đèn xanh. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ màu vàng biểu tượng cho mặt trời, một lần nữa mang lại hiệu ứng thư thái cho người đi đường và ít gây sự chú ý cho lái xe hơn màu đỏ. Tuy nhiên, đây cũng là một lựa chọn tốt cho ban đêm bởi một ánh sáng màu vàng như vậy có thể dễ dàng nhận biết từ xa.

Đèn xanh: Đèn xanh báo hiệu các phương tiện được phép đi. Lúc này người đi bộ không được sang đường.

Mỹ: Đèn xanh là đèn báo hiệu các phương tiện được phép đi tại các đoạn đường giao nhau, khi đèn báo hiệu chuyển sang vàng là thời điểm các phương tiện tham gia giao thông dừng lại để chờ đèn đỏ. Trừ các xe ưu tiên, xe cứu thương, xe đang làm nhiệm vụ cấp bách.

Khi vi phạm luật giao thông ở Mỹ, nếu bị cảnh sát chặn lại thì người điều khiển phương tiện phải ngồi nguyên trước tay lái, không được bước ra khỏi xe, xuất trình cho cảnh sát tất cả giấy tờ cần thiết và cảnh sát tự lập hồ sơ, ghi phiếu phạt, ghi rõ họ tên cảnh sát và địa chỉ nơi xảy ra vi phạm.

Trung Quốc: Nếu ai vượt đèn đỏ, sẽ phải đội mũ “cắm sừng” (đội mũ xanh tại Trung Quốc là điều cấm kỵ bởi đó là biểu tượng của người bị vợ hoặc chồng phản bội, ngoại tình) điều khiển giao thông giữa ngã tư đường - một kiểu hình phạt đánh vào lòng tự trọng của người vi phạm giao thông.

Đức: Tất cả các hành động cho dù là vượt đèn đỏ hay đèn báo chuẩn bị dừng bạn cũng sẽ bị phạt một khoản tiền là 45 euro. 

Tại Hà Lan: Quyền hạn của cảnh sát được quy định chặt chẽ. Họ có thể thực thi quyền hạn một cách độc lập, như bắt giữ hoặc dùng còi báo động và áp dụng một số quyền hạn cao hơn khi có sự uỷ quyền của công tố viên hoặc toà án. Đây là lực lượng có thể vi phạm luật giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu cần thiết, như vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép hay lái xe ở bên trái đường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.