Thủ tướng: 'Văn hóa không thể đi sau kinh tế'

Thủ tướng: 'Văn hóa không thể đi sau kinh tế'
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL), sáng nay, 12/1, Thủ tướng nhấn mạnh, cần đặt văn hóa có vị trí ngang hàng với các lĩnh vực trọng yếu trong sự phát triển đất nước... Văn hóa không thể đi sau kinh tế. Coi nhẹ văn hóa thì đất nước không thể tồn tại và phát triển bền vững được.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận trong năm 2016, ngành VHTT&DL đã gặt hái nhiều thành công trên các lĩnh vực được giao một cách toàn diện. 

Trong năm 2016, lần đầu tiên du lịch Việt Nam đón 10 triệu khách quốc tế trong một năm. Tổng thu từ du lịch đạt 400.000 tỷ đồng, về đích trước 4 năm so với mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Lần đầu tiên Thể thao Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, thiết lập kỷ lục tại Olympic Rio 2016 qua thành tích thi đấu của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Thủ tướng chia sẻ, ông luôn theo dõi từng bước chân của các cầu thủ Việt Nam, vận động viên của Việt Nam trên các đấu trường. Lĩnh vực du lịch đạt kết quả  đáng khích lệ, tiếng kêu của người dân về những mặt tồn tại, bất cập đã được khắc phục một bước.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng bày tỏ lo ngại khi môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, lệch lạc, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục, thể hiện những thói hư tật xấu, xuống cấp trong đạo đức, lối sống, chuộng hư danh.

Đề cập đến tình trạng nghèo nàn đơn điệu về đời sống văn hóa ở nhiều nơi, Thủ tướng nhấn mạnh việc thiếu các thiết chế văn hóa ở các khu công nghiệp.

“Tôi nói tồn tại này để các địa phương cùng với ngành văn hóa phải lo cái này tốt hơn. Công nhân đi làm từ sớm tới khuya, 8-9 giờ tối mới về, chỗ ăn không có, chỗ tập không có, chỗ xem không có. Nhà ở không có phải đi thuê. Có phải khuyết điểm này là của chúng ta hay không? Tôi với anh Vũ Đức Đam (Phó Thủ tướng Chính phủ) cũng trăn trở cái này nhiều lắm. Chúng tôi đang cố gắng làm điều gì đó để đáp ứng lời nói và hành động này”, Thủ tướng bày tỏ.

Thủ tướng chia sẻ và nhất trí với 14 nhiệm vụ, giải pháp mà ngành VHTT&DL nêu ra, đồng thời mong muốn ngành đi đầu trong thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ quý I/2017.

Nhắc lại lời nói của Bác Hồ: Văn hóa soi đường quốc dân đi, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục xây dựng bản lĩnh văn hóa của đất nước, của mỗi một công dân, xây dựng nền tảng hun đúc tinh thần cho xã hội. Tạo dựng một không gian sáng tạo để xuất hiện những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. 

Thủ tướng yêu cầu ngành VHTT&DL lắng nghe góp ý của các nhà văn hóa, coi trọng nhân tài, phải đầu tư chiến lược, đầu tư chiều sâu để tạo nên các tác phẩm. Vấn đề chiêu hiền đãi sĩ không chỉ ở ngành Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo mà cả trong ngành VHTT&DL.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần đặt văn hóa có vị trí ngang hàng với các lĩnh vực trọng yếu trong sự phát triển đất nước. Cần đẩy mạnh phát triển văn hóa trên cơ sở bảo đảm bền vững hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Văn hóa không thể đi sau kinh tế. Coi nhẹ văn hóa thì đất nước không thể tồn tại và phát triển bền vững được.

Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển toàn diện nhân cách đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật… thì phải kiên quyết đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái lạc hậu, những tệ nạn xã hội, thói thờ ơ, vô cảm, cũng như những quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng tới văn hóa con người Việt Nam.

Phải chủ động, tham mưu, đề xuất với Chính phủ và chính quyền các cấp ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm xóa bỏ các rào cản cho phát triển văn hóa. Quan tâm phát triển văn học nghệ thuật; bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Tiếp tục vun xới, phát huy những gì giữ văn hóa Việt Nam trường tồn trong hội nhập, khắc phục những hạn chế, rào cản. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa. 

Phải tập trung phát triển những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thể thao giải trí, du lịch văn hóa… từng bước hình thành, phát triển công nghiệp văn hóa, đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập của đất nước.

Bên cạnh đó, phải chủ động phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng văn hoá trong kinh tế; khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hoá, nâng cao giá trị văn hoá trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để tìm nguồn lực bổ sung cho văn hóa, thể thao và du lịch.

Tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, tiến bộ, giữ gìn phát huy truyền thống đạo lý dân tộc trong quan hệ gia đình, dòng họ, gắn bó có trách nhiệm giữa các thế hệ trong gia đình. 

Bày tỏ băn khoăn vè tình trạng “thấp bé nhẹ cân” trong thanh niên, Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất, nhất là giáo dục thể chất trong nhà trường và hoạt động thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe cho mọi người.

“Hôm qua, tôi có đọc một bài báo nói rằng tuyển đấu kiếm Việt Nam cả năm không được mua kiếm mới hay cách đây không lâu là tin nhiều vận động bắn súng mà không có đạn để luyện tập”, Thủ tướng cho biết và yêu cầu khắc phục tình trạng này.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.