Thủ tướng: Thực hiện '4 tại chỗ' triển khai dự án Đường dây tải điện 500kV mạch 3 kéo dài

“Chúng ta phải huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ để triển khai dự án; vừa huy động được sức mạnh tổng hợp, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án”, Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 28/1, tại tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án xây dựng Đường dây tải điện 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) - Đường dây 500kV mạch 3 kéo dài.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu chính Thanh Hóa và các điểm cầu tại 8 tỉnh khác có đường dây đi qua.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND 9 tỉnh có dự án đi qua gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.

Trước hội nghị này, chiều 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp kiểm tra thi công và tặng quà động viên các lực lượng thi công Dự án xây dựng đường dây 500kV mạch 3 kéo dài tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Dự án đường dây 500kV từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519 km, điểm đầu là Trung tâm điện lực Quảng Trạch (Quảng Bình), điểm cuối là Trạm biến áp 500kV Phố Nối (Hưng Yên); gồm 4 dự án thành phần; tổng mức đầu tư khoảng 22.356 tỷ đồng.

Trải qua thời gian trì hoãn do các nguyên nhân khác nhau, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều vướng mắc được giải quyết, những ngày cuối tháng 12/2023 và tháng 1/2024, dự án đã được đồng loạt khởi công và thúc đẩy triển khai.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay tất cả các Dự án thành phần đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp; 226 gói thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị, phụ kiện lớn đang được thúc đẩy.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao các vị trí móng cột, đến nay dự án thành phần Nam Định I - Thanh Hóa đã bàn giao được 175/180 vị trí móng và 35/75 khoảng néo; dự án Nam Định I - Phố Nối bàn giao được 209/334 vị trí móng; dự án Quảng Trạch-Quỳnh Lưu đã bàn giao được 39/463 vị trí móng; dự án Quỳnh Lưu - Thanh Hóa đã bàn giao được 46/202 vị trí móng.

Công tác thi công xây dựng được tập trung triển khai. Trong đó, dự án thành phần Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa đã hoàn thành đúc móng 44/180 vị trí móng trụ và đang triển khai làm đường thi công, thi công đào, đúc móng, ép cọc đồng thời tại 112 vị trí móng trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định.

Dự án thành phần Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I-Phố Nối đang thi công đồng thời đối với 27 vị trí móng, 17 vị trí đang đào đất hố móng và 10 vị trí đang làm đường tạm. Dự án thành phần Quỳnh Lưu - Thanh Hóa đang triển khai thi công 3 vị trí và đang làm đường thi công 1 vị trí. Dự án Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đang triển khai thi công 3 vị trí.

Hiện nay, việc triển khai dự án còn một số khó khăn, vướng mắc như công tác giải phóng mặt bằng tại một số địa phương vẫn chậm; một số địa điểm thiếu đường hậu cần, không gian thi công; khó khăn trong lựa chọn phương án thi công, nhất là tại các vị trí có địa hình hiểm trở, phức tạp…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã báo cáo, thảo luận về tình hình và giải pháp thúc đẩy tất cả các khâu, hạng mục, phần việc của dự án như: công tác giải phóng mặt bằng; công tác hậu cần thi công; công tác thi công hố, móng, dựng cột, kéo dây…

Đặc biệt, các địa phương, bộ, ngành, đơn vị đề xuất các phương án phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của Trung ương, địa phương, cơ quan chuyên môn tập trung thực hiện dự án; cam kết chủ động thực hiện tốt các phần việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đóng góp vào việc hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng điện là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung; không được để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Thủ tướng cho biết hiện nay tổng công suất nguồn điện của nước ta không thiếu, song trong năm 2023 vẫn xảy ra thiếu điện cục bộ, do việc điều hành không khoa học, hợp lý. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sớm về tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo. Trong đó có thúc đẩy dự án 500 kV mạch 3 kéo dài, vì đây là dự án trọng điểm quốc gia, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc; đòi hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, cả hệ thống chính trị, các tỉnh, địa phương có đường dây đi qua.

Với tầm quan trọng, lẽ ra dự án này đã phải triển khai nhiều năm trước, song do nhiều nguyên nhân dự án bị chậm. Do đó, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt triển khai dự án, bù thời gian chậm, phấn đấu tháng 6/2024 hoàn thành dự án. “Mục tiêu này là áp lực lớn, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc gì dứt việc đó”, Thủ tướng chỉ rõ.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị phối hợp tập trung triển khai dự án đảm bảo tiến độ; nâng cao chất lượng, kỹ thuật công trình; an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường; đảm bảo không tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm. Đặc biệt, các bộ, ngành, chủ đầu tư, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát sinh, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan dự án theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan giao ban hàng tháng để kiểm điểm, thúc đẩy tiến độ dự án; xây dựng kế hoạch, tiến độ triển khai dự án cho từng tỉnh; giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan chuyển đổi đất rừng phục vụ dự án, trong đó sửa Nghị định 156 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp trước Tết Âm lịch 2024.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo cụ thể các nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương theo tiến độ trong công tác giải phóng mặt bằng; xác định hành lang tuyến; công tác thi công đào hố móng, xây dựng móng cột; xây dựng dựng cột; kéo dây… “Chúng ta phải huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ để triển khai dự án; vừa huy động được sức mạnh tổng hợp, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án”, Thủ tướng chỉ đạo.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của dự án và ủng hộ thực hiện dự án, vì lợi ích quốc gia dân tộc, sự phát triển của mỗi địa phương và vì lợi ích của chính mỗi người dân; tổ chức đảm bảo an ninh, trật tự tại các công trường xây dựng; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động trên công trường để mọi người yên tâm làm việc; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đồng thời khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Đối với vấn đề nguyên vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng quan tâm đảm bảo nguồn cung; quản lý giá cả, đáp ứng kịp thời; địa phương cũng phải vào cuộc trong bảo đảm nguyên vật liệu.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện các công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thống nhất ý chí, cùng nhau hành động, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, phối hợp chặt chẽ, đổi mới tư duy, cách làm, tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, xử lý các khó khăn, vượt qua các thách thức, tìm được đầu ra cho các vấn đề cần giải quyết, “việc nào ai làm tốt hơn thì giao người đó làm”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý ngành Điện và các địa phương nghiên cứu xây dựng các trạm điện dọc tuyến 500 kV mạch 3 kéo dài này để đưa điện xuống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ… Chỉ rõ bài học kinh nghiệm từ triển khai dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện có hiệu quả; Đảng đã có chủ trương thì chúng ta phải thực hiện nghiêm túc”.

Hoan nghênh Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về ý tưởng phát động phong trào thi đua thực hiện dự án xây dựng Đường dây 500kV mạch 3 kéo dài chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng dự án xây dựng Đường dây 500kV mạch 3 kéo dài sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2024 như mục tiêu đề ra.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.