Thủ tướng : Thanh Hóa cần trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá
(PLO) - Tối 18/5, tại Trung tâm hội nghị FLC, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với quy mô lớn nhất từ trước đến nay của địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và khoảng 1.200 đại biểu gồm các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại của một số nước, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước dự Hội nghị.

Tính sơ bộ, với các hình thức xúc tiến khác nhau, tại Hội nghị, có 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, ký biên bản ghi nhớ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến là 135.300 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD).

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Thanh Hóa là một tỉnh có nền kinh tế năng động, có diện tích lớn, một điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư. Đây là xứ học, con người thông minh, cần cù, sáng tạo, hiếu học. Với những tiềm năng và điều kiện thuận lợi, Thanh Hóa cần trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong thu hút đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư với chi phí sử dụng đất thấp, thủ tục hành chính nhanh gọn.

Thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ trao cơ hội để Thanh Hóa là địa phương mẫu mực và tiên phong trong việc cụ thể hóa mục tiêu và đạt được tầm nhìn sớm nhất cả nước.
Thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ trao cơ hội để Thanh Hóa là địa phương mẫu mực và tiên phong trong việc cụ thể hóa mục tiêu và đạt được tầm nhìn sớm nhất cả nước.

Thanh Hóa phải có kế hoạch bố trí sử dụng đất khoa học, hiệu quả, giảm chi phí đất đai cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Chính phủ sẽ trao cơ hội để Thanh Hóa là địa phương mẫu mực và tiên phong trong việc cụ thể hóa mục tiêu và đạt được tầm nhìn sớm nhất cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp là điểm then chốt. Chính quyền các cấp cần năng động hơn trong việc cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tốt nhất; không để thụ động để mất đi các lợi thế cạnh tranh.

Nhất trí với lãnh đạo tỉnh về những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế phát triển, Thủ tướng đề nghị trong công nghiệp, cần tối ưu hóa điều kiện, nền tảng sẵn có để phát triển một số cụm ngành kinh tế như lọc hóa dầu, chế biến thủy hải sản, du lịch… Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn, tập trung vào những sản phẩm mang giá trị kinh tế cao.

Thủ tướng yêu cầu Thanh Hoá cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương để có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh
Thủ tướng yêu cầu Thanh Hoá cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương để có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khi mà Thanh Hóa có nhiều di sản văn hóa như Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, lợi thế du lịch nghỉ dưỡng…

Tỉnh cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương để có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Phát huy vai trò dẫn dắt của những doanh nghiệp lớn, trưởng thành, có khả năng cạnh tranh trong nước và thậm chí là khu vực trong một số lĩnh vực đối với kinh tế địa phương, để doanh nghiệp FDI cùng với doanh nghiệp trong nước phát triển trong một thể kinh tế quốc dân thống nhất. Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư làm ăn bài bản, lâu dài với tầm nhìn vươn ra thị trường thế giới và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, “lời nói đi đôi việc làm”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, không thể làm kinh tế đơn thuần mà bỏ quên vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến xã hội và cuộc sống của người dân. Cùng với Nhà nước, doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương để người dân địa phương được hưởng lợi.

Thủ tướng cho biết sẽ nhanh chóng triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Thanh Hóa-Nghệ An trong nhiệm kỳ này. Đưa sân bay Sao Vàng trở thành sân bay quốc tế trên tinh thần mở cửa bầu trời. Cảng nước sâu Nghi Sơn phấn đấu đón tàu trọng tải tới 10 vạn tấn. Về đường ven biển, Thủ tướng đã có ý kiến, riêng Thanh Hóa sẽ làm 100km, kết hợp với dân sinh và phòng chống thiên tai.

Cùng với đó, Chính phủ sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản; thực hiện đúng Hiến pháp và thực hiện tốt Nghị quyết TƯ 5 khóa XII, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân.

“Với quyết tâm, với đổi mới tư duy và cách làm, nhất định Thanh Hóa sẽ thành công. Không những thành công ở ven biển, đồng bằng mà thành công ở cả phía Tây rộng lớn để đời sống của người dân nâng lên một bước mới, tăng trưởng phát triển bao trùm”, Thủ tướng bày tỏ.

Tại hội nghị, ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đều đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của tỉnh Thanh Hóa trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp chia sẻ, tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp ngày 17/5, Thủ tướng đã có những chỉ đạo quan trọng khiến giới doanh nghiệp cảm kích, tăng thêm niềm tin, quyết tâm cùng Chính phủ xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, Chỉ thị 20 về chống thanh tra, kiểm tra chồng chéo là một “món quà quý” với cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Với quyết tâm đổi mới tư duy và cách làm, nhất định Thanh Hóa sẽ thành công
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Với quyết tâm đổi mới tư duy và cách làm, nhất định Thanh Hóa sẽ thành công

Trước đó, chiều cùng ngày, tại TP. Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của Thanh Hóa trong phát triển kinh tế-xã hội, như thu ngân sách vượt mức (năm 2016 thu 12.300 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2017 đạt 26% dự toán). Trong quá trình chuyển mình, tỉnh đã quan tâm đến công tác quy hoạch để phát triển bền vững.

“Các đồng chí có định hướng đạt mục tiêu 3 nhất, gồm hạ tầng thiết yếu phục vụ các dự án đầu tư của doanh nghiệp đồng bộ nhất, chi phí thuê đất và lao động cạnh tranh nhất. Hôm qua, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và chi phí doanh nghiệp là vấn đề lớn hiện nay, mà các đồng chí làm được cái này thì đáng được hoan nghênh. Hay là giải quyết các thủ tục hành chính, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kịp thời nhất”, Thủ tướng nói và hoan nghênh hướng đi gần đây của Thanh Hóa là tập trung phát triển mạnh mẽ du lịch dịch vụ.

Thủ tướng đề nghị Thanh Hóa tiếp tục nghiên cứu triển khai chiến lược phát triển toàn diện, ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm, các thế mạnh để gia tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Không có nhà đầu tư, không có những dự án lớn thì khó có thể thành công.

Đề nghị tỉnh cần rà lại việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2017 để làm sao đạt kết quả cao nhất, đóng góp vào kết quả chung của cả nước, Thủ tướng mong muốn Thanh Hóa phấn đấu không ngừng, trở thành tỉnh khá giả ở miền Bắc, là một tỉnh kiểu mẫu như lời dạy của Bác Hồ.

Ghi nhận 13 kiến nghị của Thanh Hóa nêu tại cuộc làm việc, Thủ tướng giao các bộ, ngành chức năng xem xét cụ thể, trình Thủ tướng quyết định

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.