Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp đóng góp quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thủ tướng tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp được trưng bày tại Hội nghị.
Thủ tướng tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp được trưng bày tại Hội nghị.
(PLVN) -  Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, qua nhiều thăng trầm, ngành Nông nghiệp ngày càng trở thành trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, không những giúp người dân “đủ ăn, đủ mặc”, mà còn có đóng góp quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả…

Nêu cao tinh thần sẵn sàng

Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 cho thấy, năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành đạt 3,36%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế…

Vui mừng với kết quả đạt được trong năm 2022, song trước những khó khăn đang phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng thiếu đơn hàng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu toàn ngành Nông nghiệp cần “nêu cao tinh thần sẵn sàng” với mọi tình huống.

Bộ trưởng cho biết, Bộ đã chủ động bằng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, cũng như các công tác xúc tiến, tiếp cận mở rộng thị trường. Nhờ nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều địa phương giờ đã thay đổi cách tiếp cận về nông nghiệp, chuyển từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái. Người tiêu dùng cũng có thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam nhiều hơn, giúp hàng Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.

Với tiêu chí lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hoàn thành nhiệm vụ, ngành Nông nghiệp cam kết kiên trì mục tiêu thực hiện: “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Trong bài phát biểu, Tư lệnh ngành NN&PTNT nhiều lần nhắc đến cụm từ “Cần làm gì”, như một nỗi trăn trở với ngành trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ của giai đoạn 2021-2025. Ông đặt ra nhiều câu hỏi như: Làm gì để đơn giản mà tốt hơn? Làm gì để tiết giảm chi phí, để thích ứng tốt hơn với những khó khăn đã được dự báo, cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm? Làm gì để các đơn vị sẵn sàng hợp tác và đi cùng nhau…

5 bài học kinh nghiệm, 3 giải pháp

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao thành quả của ngành Nông nghiệp trong năm 2022, một năm được đánh giá là rất nhiều khó khăn. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng Bộ NN&PTNT đã thực hiện tốt việc chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp. Thủ tướng lưu ý, cần gắn sản xuất với thị trường, phải nắm sát thị trường, thị hiếu và biến chuyển tiêu dùng để sản xuất sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác chế biến, đóng gói bao bì và bảo quản sau thu hoạch xây dựng theo chuỗi giá trị gia tăng để nâng cao năng suất lao động, thu nhập của người dân.

Bên cạnh những đóng góp, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại của ngành Nông nghiệp trong năm 2022. Đó là: Tăng trưởng chưa bền vững; Kiểm soát thẻ vàng IUU chưa dứt điểm; Một số cơ chế, chính sách chưa sát thực tiễn; Ứng dụng khoa học công nghệ chưa nhiều; Còn chênh lệch về chất lượng phát triển nông thôn mới và sản phẩm OCOP; Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số công trình nông nghiệp tại Nghệ An, Hà Nam còn chậm; Thu nhập cho lao động ngành Nông nghiệp chưa cao…

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động, để công nghiệp hóa được nông nghiệp. Thủ tướng lưu ý, các đơn vị phải thấm nhuần 5 bài học kinh nghiệm: Đoàn kết thống nhất cả nhận thức và hành động; Nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để chỉ đạo, điều hành sáng tạo, linh hoạt; Tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực thi gắn với giám giám sát, kiểm tra thường xuyên; Xác định có trọng tâm, trọng điểm bởi thời gian, năng lực, cơ sở hạ tầng có hạn; Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và phải phối hợp thực sự.

Bước sang năm 2023, Thủ tướng nhận định bối cảnh thế giới sẽ có nhiều thách thức hơn như: xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa kết thúc, kinh tế toàn cầu suy giảm, khủng hoảng năng lượng, chính sách chống lạm phát của các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Thủ tướng gợi ý 3 giải pháp cho năm 2023: Việc xây dựng thương hiệu cần làm ngay sau khi quy hoạch; Quy hoạch vùng nguyên liệu cần phù hợp, xứng tầm; Đẩy mạnh công nghệ, ứng dụng công nghệ số, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng cũng lưu ý, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải triển khai nhanh hơn. Các địa phương phải chủ động phối hợp cùng Bộ NN&PTNT nâng cao năng suất lao động, gia tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, chống lãng phí, tiêu cực, đi đôi với xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chủ động tìm đến các thị trường mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế theo hướng sâu rộng, hiệu quả…

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.