Thủ tướng Phạm Minh Chính: '6 điều hơn' sau 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

(PLVn) - Sáng 18/12, tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng làm việc với Hội đồng thúc đẩy Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản (FEC) do ông Matsuzawa Ken làm Chủ tịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Matsuzawa Ken, Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội đồng thúc đẩy Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản trong những năm qua đã có nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản như: Cử các đoàn khảo sát kinh tế, giáo dục, văn hóa sang Việt Nam; tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại giữa hai nước; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam; tiếp xúc và giao lưu với các đoàn từ Việt Nam thăm Nhật Bản; tích cực hỗ trợ các hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Matsuzawa Ken đã nhiều lần thăm Việt Nam, từng gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (2021).

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh FEC đã luôn dành sự quan tâm sâu sắc đối với Việt Nam, có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả đối với sự phát triển quan hệ hai nước... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Matsuzawa Ken cho biết Hội đồng và nhân dân Nhật Bản rất vui mừng chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính; đánh giá cao vai trò mạnh mẽ của Việt Nam trong ASEAN và khu vực, thu hút sự chú ý của thế giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, đồng thời bạn bè thế giới cũng biết đến các hoạt động năng động, tích cực của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ông Matsuzawa Ken vui mừng nhận thấy thời gian qua quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển tích cực và tốt đẹp, hai nước chung tay, vui buồn có nhau, học hỏi lẫn nhau, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới. Ông tin tưởng rằng chuyến công tác của Thủ tướng sẽ hết sức thành công, tiếp tục thúc đẩy, đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian tới.

Ông Matsuzawa Ken cho biết Hội đồng và nhân dân Nhật Bản đánh giá cao vai trò mạnh mẽ của Việt Nam trong ASEAN và khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ rằng điều quan trọng nhất là phải hành động, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả. Các đại biểu tham gia cuộc gặp đều là các doanh nghiệp đã đầu tư vào Việt Nam hoặc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam và thời gian tới, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Hội đồng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động đầu tư, hợp tác, liên kết kinh tế với Việt Nam.

Tại cuộc làm việc, các thành viên của Hội đồng, trong đó có nhiều công ty lớn, đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh và các hoạt động tại Việt Nam, đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh, trình bày định hướng thời gian tới với quyết tâm tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam.

Đơn cử, Ngân hàng Mizuho coi Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng nhất tại Đông Nam Á và sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

Tập đoàn sản xuất khóa kéo số 1 thế giới YKK cho biết cơ sở sản xuất tại Việt Nam là cơ sở quan trọng nhất của tập đoàn và do đó, từ tháng 4 năm nay, tập đoàn đã chuyển bộ phận sản xuất sang Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: '6 điều hơn' sau 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ảnh 4

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng cho rằng có "6 điều hơn" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng được gặp lại ngài Chủ tịch Matsuzawa Ken; hoan nghênh FEC đã luôn dành sự quan tâm sâu sắc đối với Việt Nam, có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả đối với sự phát triển quan hệ hai nước, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 11 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio đã cùng ra Tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á và trên thế giới", mở ra trang mới của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và toàn diện với tầm nhìn 50 năm tiếp theo.

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng cho rằng có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau hơn.

Về số liệu cụ thể, Thủ tướng cho biết Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ hai, nhà đầu tư và đối tác du lịch thứ ba, đối tác thương mại thứ tư của Việt Nam.

Đặc biệt, với trên 5.200 dự án và hơn 71,5 tỷ USD vốn đăng ký, các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt tại hầu hết các địa phương của Việt Nam, tham gia nhiều dự án mang tính chiến lược trong một số lĩnh vực trọng điểm.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng hai bên cần tiếp tục giáo dục thế hệ trẻ hai nước không ngừng giữ gìn và phát huy tình hữu nghị là tài sản vô giá giữa hai dân tộc; phát huy những việc đã làm được, rút kinh nghiệm từ những việc chưa làm được; cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thành những chương trình, đề án, dự án cụ thể, từ đó mang lại hiệu quả cân đong đo đếm được, củng cố sự chân thành, tình cảm, tin cậy, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn.

Thủ tướng đề nghị Hội đồng, nhân dân và các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện 3 đột phá chiến lược (xây dựng, hoàn thiện thể chế; xây dựng hạ tầng hiện đại, đồng bộ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao), cụ thể là kêu gọi nguồn vốn đầu tư nhiều hơn với ưu đãi tốt hơn, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao, đào tạo nhân lực, hợp tác lao động, nâng cao năng lực quản trị theo hướng hiện đại, góp ý xây dựng thể chế, chính sách, quy định.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...