Thủ tướng: Phải chung sức đồng lòng để xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

(PLVN) - Chiều ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại Khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2).

Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên các cán bộ, công nhân triển khai dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, toàn tỉnh có 12 dự án nhà ở xã hội đang triển khai. Tỉnh đặt mục tiêu tới năm 2025 giải quyết 80% nhu cầu nhà ở của công nhân trên địa bàn và tới năm 2030 giải quyết 90% nhu cầu này.

Theo chủ đầu tư (liên danh Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bền vững Evergreen Bắc Giang), dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại Khu đô thị mới thị trấn Nếnh được quy hoạch với tổng diện tích 12,6 ha, quy mô 16 toà nhà chung cư cao 20 tầng và tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng. Dự kiến cung cấp khoảng 7.000 căn hộ chung cư phục vụ cho hơn 20.000 người lao động. Đây là một trong những dự án nhà ở xã hội có quy mô lớn nhất cả nước đang được đầu tư xây dựng.

Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến sẽ bàn giao hơn 800 căn hộ tiếp theo vào cuối năm 2023, phấn đấu bàn giao toàn bộ vào cuối tháng 3/2024. Giai đoạn 2 dự kiến sẽ bắt đầu bàn giao nhà vào quý IV năm 2024. Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 dự kiến sẽ bắt đầu triển khai khởi công xây dựng vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 tới. Hiện đã có hơn 600 khách hàng đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký và gần 500 khách hàng đã được phê duyệt mua nhà ở xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan nhà mẫu của dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Thủ tướng cảm ơn các doanh nghiệp đã cùng Nhà nước, chính quyền các cấp tích cực triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng biểu dương tỉnh Bắc Giang đã chủ động, năng động, sáng tạo, có nhiều nỗ lực trong triển khai các dự án nhà ở xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết, Đề án về phát triển nhà ở xã hội từ rất sớm, chú ý công tác quy hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các dự án. Ông cũng cảm ơn các doanh nghiệp đã cùng Nhà nước, chính quyền các cấp tích cực triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Thủ tướng tặng quà các đơn vị thi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong nhiều năm qua, việc giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực từ ngân sách nhà nước có hạn, đồng thời phải dành nguồn lực cho các ưu tiên khác. Do đó, phải xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, quan tâm công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực cho xây dựng nhà ở xã hội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trên tinh thần đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

Thủ tướng và các đại biểu nhấn nút khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, các bộ, ngành phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách; các địa phương vào cuộc chủ động, tích cực; các nhà đầu tư phát huy tinh thần tương thân, tương ái; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, nơi tập trung nhiều công nhân, người có thu nhập thấp cùng góp ý để xây dựng, hoàn thiện các quy định.

Giai đoạn 1 dự kiến sẽ bàn giao hơn 800 căn hộ tiếp theo vào cuối năm 2023, phấn đấu bàn giao toàn bộ vào cuối tháng 3/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý, các chính sách phải đồng bộ thì mới giải quyết được khó khăn về nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp; cần hỗ trợ cả người xây dựng và người sử dụng nhà ở xã hội, gồm các hình thức mua, thuê và thuê mua nhà.

"An cư mới lạc nghiệp. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, chúng ta phải chung sức, đồng lòng tìm ra lời giải có hiệu quả nhất để triển khai xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội khang trang, đẹp đẽ, bảo đảm vệ sinh môi trường, giá cả phải chăng, phù hợp với người có thu nhập thấp", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng đề nghị Bắc Giang và các địa phương tiếp tục quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất, triển khai các dự án nhà ở xã hội với các thiết chế đồng bộ về văn hóa, thể thao, xã hội, môi trường… để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động; sử dụng hiệu quả gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi, tuyên truyền, vận động để công nhân, người thu nhập thấp tiếp cận vốn vay để mua nhà ở xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng trên 157 nghìn căn, với tổng diện tích gần 8 triệu m2. Cả nước đang tiếp tục triển khai 418 dự án (bao gồm các dự án đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư), với quy mô xây dựng trên 432 nghìn căn, với tổng diện tích trên 22,5 triệu m2.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.