Thủ tướng gợi mở 6 tiềm năng, 3 đột phá riêng cho Lâm Đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng.
(PLVN) - Tập trung phát triển khoa học công nghệ (KHCN), tăng cường ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; ưu tiên phát triển kinh tế số, kinh tế xanh... và xây dựng chính sách để huy động mọi nguồn lực xã hội - Đó là 3 đột phá riêng cho Lâm Đồng mà Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở tại buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng chiều 25/8.

6 tiềm năng, khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Lâm Đồng

Trong chương trình công tác, chiều 25/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp đến cuối năm 2024. Cùng chủ trì buổi làm việc có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, ông Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng đã báo cáo khái quát với Thủ tướng về một số kết quả nổi bật. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ thêm vốn ngân sách Trung ương 2.410 tỷ đồng và cho phép được áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm cho dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc; hỗ trợ thêm vốn ngân sách Trung ương 922 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương; kiến nghị Chính phủ gỡ vướng liên quan quy hoạch khoáng sản…

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học chủ trì buổi làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học chủ trì buổi làm việc.

Nghe báo cáo từ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn tỉnh Lâm Đồng đã và đang trải qua: “Lâm Đồng thời gian qua có những khó khăn nội tại nền kinh tế trong nước, rồi hạn hán, dịch bệnh, một số tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, thiếu chức danh lãnh đạo… trong bối cảnh như vậy, toàn đảng bộ, quân và dân Lâm Đồng đã nỗ lực, cố gắng, kinh tế - xã hội nhìn chung phát triển tích cực, nổi bật là 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng kinh tế gần 3%, năm 2023 đạt 5%; thu ngân sách năm 2023 đạt 13.000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 8.000 tỷ, quốc phòng an ninh được giữ vững…

"Tóm lại trong điều kiện khó khăn đã đạt những thành tựu cơ bản, thay mặt Chính phủ, tôi biểu dương những nỗ lực, cố gắng toàn đảng bộ, quân và dân tỉnh Lâm Đồng thời gian qua. Thành tựu này đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra những tiềm năng, lợi thế của Lâm Đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra những tiềm năng, lợi thế của Lâm Đồng.

Thủ tướng cũng chỉ ra 6 tiềm năng, khác biệt, lợi thế cạnh tranh mà Lâm Đồng cần tập trung phát huy:

Thứ nhất, Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm giao thương kết nối 3 vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; tiếp giáp 7 tỉnh, ít có tỉnh nào có vị trí tiếp giáp như Lâm Đồng;

Thứ hai, diện tích xếp thứ 7 cả nước, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, có thế mạnh phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao..;

Thứ ba, tiềm năng phát triển du lịch khi thiên nhiên ưu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu, Đồi mộng mơ, Hồ Tuyền Lâm…đều đã có thương hiệu, đã đi vào thi ca, lịch sử; có TP Đà Lạt là Thành phố Festival Hoa, thành phố sáng tạo âm nhạc, văn hoá phong phú đa dạng…;

Thứ tư, lợi thế phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sâu như chế biến khoáng sản, alumin…;

Thứ năm, có hệ thống giao thông thuận lợi, đồng bộ với 9,3 nghìn km đường bộ, trong đó có quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, có sân bay quốc tế Liên Khương;

Thứ sáu, Lâm Đồng có nguồn nhân lực dồi dào với dân số hơn 1,3 triệu người, hệ thống giáo dục chất lượng, có nhiều cơ hội để trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên.

“Vấn đề là suy nghĩ thế nào để phát huy những lợi thế này cho hiệu quả. Quan điểm phát triển tôi đề nghị các đồng chí bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ 2024. Về tư duy phương pháp luận thì tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đó, xuất phát từ thực tiễn; có sơ kết đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục, xem vướng mắc thì tháo gỡ, khó khăn thì vượt qua; phát huy tinh thần tự lực tự cường, không ỉ lại, chủ quan, lơ là, không né tránh…”, Thủ tướng gợi mở.

3 đột phá riêng Lâm Đồng cần tập trung

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu tại buổi làm việc.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu tại buổi làm việc.

Về nhiệm vụ trước mắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Lâm Đồng nhanh chóng ổn định tình hình, ổn định lãnh đạo các cấp tiến tới đại hội đảng các cấp, tiến tới đại hội đảng toàn quốc. Cùng với đó là tăng cường đoàn kết thống nhất để hoàn thành các nhiệm vụ, trước hết đoàn kết trong Thường trực Tỉnh uỷ, Thường vụ rồi đoàn kết nhân dân. Đoàn kết để tăng tốc, bứt phá, để hiệu quả cao hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành nhằm phát triển tỉnh nhanh, bền vững. Đặc biệt, Thủ tướng đã gợi mở cho Lâm Đồng 3 khâu đột phá riêng:

Một là, tập trung phát triển KHCN, ứng dụng thành quả cuộc công nghiệp 4.0, ưu tiên tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp; tạo đột phá về KHCN, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp;

Hai là, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; chống biến đổi khí hậu và phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí để tạo ra nguồn lực.

Ba là, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách để huy động nguồn lực xã hội, nguồn lực từ nhân dân, từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, nhất là thu hút vào hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hoá, hạ tầng chống biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, có chính sách thông thoáng, giao thông thông suốt, quản trị thông minh…Đối với các kiến nghị của Lâm Đồng, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, làm việc với các Bộ, ngành và tỉnh Lâm Đồng để khẩn trương tháo gỡ. Cụ thể, đối với khó khăn trong đầu tư 2 tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt; Cao tốc Tân Phú- Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc- Liên Khương, chậm nhất trước ngày 15/9 phải có báo cáo; đối với chồng lấn Quy hoạch khoáng sản trong tháng 9 có báo cáo Thủ tướng.

Thay mặt chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thái Học trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng, các Bộ, ngành Trung ương đối với địa phương. Về các chỉ đạo của Thủ tướng, tỉnh Lâm Đồng nghiêm túc tiếp thu, nỗ lực phát huy tinh thần đoàn kết, đưa Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã chủ trì Hội nghị bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ tiếp nhận hỗ trợ chương trình “xoá nhà tạm, nhà dột nát”. Tại buổi lễ, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận ủng hộ của 9 doanh nghiệp với tổng số tiền 41 tỷ đồng.

Lâm Đồng tiếp nhận hỗ trợ chương trình “xoá nhà tạm, nhà dột nát”.

Lâm Đồng tiếp nhận hỗ trợ chương trình “xoá nhà tạm, nhà dột nát”.

Cũng nhân chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Thung tại Phường 9, TP Đà Lạt.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.