Thủ tướng: Còn thiệt hại vì thiên tai do chủ quan

Huyện Cần Giờ (TP HCM) tổ chức việc sơ tán, di dời dân ở xã Đảo Thạnh An và các vùng nguy hiểm về nơi trú bão an toàn.
(Ảnh: Thanh Vũ/ phongchonglutbaotphcm.gov.vn)
Huyện Cần Giờ (TP HCM) tổ chức việc sơ tán, di dời dân ở xã Đảo Thạnh An và các vùng nguy hiểm về nơi trú bão an toàn. (Ảnh: Thanh Vũ/ phongchonglutbaotphcm.gov.vn)
(PLO) - “Thủy hỏa, đạo tặc, lũ lụt, cháy nổ như là giặc” nhưng nhận thức về điều này vẫn kém, còn tình trạng chủ quan trong điều hành. Đã chủ quan thì thiệt hại sẽ lớn” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 diễn ra chiều qua 17/4.

Dự báo vẫn dựa vào… kinh nghiệm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT, năm 2016, thiên tai đã gây thiệt hại vật chất tại nước ta ước tính lên đến gần 40.000 tỷ đồng với 5.431 nhà bị đổ, sập, trôi; 828.661ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá, giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 115km đê, kè, 938 kênh mương, 122 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở…; đã có 264 người chết và mất tích.  

Nguyên nhân thiệt hại vì thiên tai không giảm được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ ra là do công tác dự báo chưa chính xác, chưa kịp thời, phương tiện cứu hộ, cứu nạn thiếu và yếu, cùng với đó, “thiếu biện pháp dài hạn trong phòng chống. Chậm trong di dời dân ở vùng nguy hiểm, thậm chí còn có biểu hiện chủ quan”.

Từ kinh nghiệm năm 2016, Lào Cai đã có 34 người bị chết do thiên tai, ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cũng thấy công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đang yếu vì “vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm là chính. Chưa có phương tiện hiện đại cảnh báo, dự báo nên thiên tai đến bất ngờ là điều khó tránh”. Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn mong muốn có công trình tiêu thoát lũ cho hạ du vì hiện khả năng tiêu thoát lũ rất chậm.  

Đại diện các địa phương từng chịu ảnh hưởng của thiên tai đề nghị được trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn “phù hợp với địa phương” để không còn tình trạng, phương tiện cứu hộ đưa về địa phương “chỉ để đi chơi”. Đồng thời, Chính phủ cần điều tiết hoạt động hỗ trợ, cứu trợ sau thiên tai để đảm bảo công bằng, giúp địa phương vực dậy cuộc sống của người dân sau thiên tai… Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề cập đến chất lượng, tiến độ thi công các công trình khắc phục bão lũ cần kịp thời vận hành, không thể cứ chờ đúng quy trình…

Không chủ động khó xử lý khi có thiên tai

Dẫn chứng  Luật PCTT có hiệu lực từ 1/5/2014 mà nay chưa xong kế hoạch PCTT cấp quốc gia, nhiều địa phương chưa có kịch bản cụ thể ứng phó thiên tai, chưa cập nhật hiện tượng thời tiết cực đoan, phương châm 4 tại chỗ vẫn còn hình thức, nhiều công trình giao thông gây cản lũ, Thủ tướng yêu cầu “cần nhìn thẳng vào yếu kém trong công tác PCTT” để có giải pháp phù hợp, tích cực và khẩn trương hơn.

Tiếp tục nêu ra một loạt nghịch lý trong công tác PCTT như hồ chứa thủy điện gây lũ mà vẫn nói xả đúng quy trình, hạn hán không có nước cứu hạn, lũ lụt diễn ra ngay ở những TP ven biển, nhiều dự báo còn “gây bất ngờ” lớn…, cùng với việc quy trình hỗ trợ khắc phục thiên tai còn chậm, máy móc trong điều hành, nhiều địa phương hỗ trợ chưa minh bạch, dân chưa đồng tình…, Thủ tướng nhấn mạnh:  “Việt Nam là 1 trong 5 nước bị tác động rất lớn biến đổi khí hậu. Tinh thần 4 tại chỗ, giáo dục ý thức cho người dân đặc biệt quan trọng. Bão lũ đến thì khó xử lý nếu không chủ động. Công tác PCTT cần vào cuộc của cả hệ thống chính trị với phương châm phòng ngừa là chính”.

Để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thành lập, thu quỹ PCTT và sử dụng đúng mục đích, triển khai ngay việc rà soát công trình PCTT, khu dân cư, vùng kinh tế trọng điểm; khẩn trương rà soát, đánh giá quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá các công trình đê điều, thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công để có giải pháp xử lý đảm bảo an toàn công trình trước mùa mưa lũ năm 2017…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.