Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Niềm tin với ngành Tư pháp

Thủ tướng: “Đầu tư cho nhân lực thì sẽ khắc phục được chất lượng, tiến độ xây dựng thể chế”.
Thủ tướng: “Đầu tư cho nhân lực thì sẽ khắc phục được chất lượng, tiến độ xây dựng thể chế”.
(PLVN) -  Những nỗ lực của ngành Tư pháp trong năm khó khăn 2021, đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp 2022.

Thủ tướng nhận định nhìn lại tổng thể 2021, trong điều kiện khó khăn phức tạp, cả nước vẫn ổn định chính trị, giữ vững an ninh – quốc phòng, cuộc sống cơ bản bình yên, an toàn nhân dân được đảm bảo

Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng của Bộ Tư pháp; khi đã chủ động, tích cực cụ thể hoá, thể chế hóa đường lối ĐH XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật Nhà nước, nhất là trong phòng chống dịch; tập trung tháo gỡ vướng mắc thể chế, pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; góp phần nâng cao uy tín đất nước khi Việt Nam nâng 6 bậc trong xếp hạng Chỉ số cải thiện chất lượng quy định pháp luật.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho thấy sự quan tâm sát sao, sâu sắc khi lưu ý Bộ Tư pháp các điểm cần khắc phục. Thứ nhất, chất lượng và tiến độ xây dựng văn bản vẫn còn những hạn chế, cần khắc phục nỗ lực để không phải làm đi làm lại, không trình đi trình lại. Thứ hai, đầu tư nguồn lực, nhất là về con người, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo; chưa tương xứng với yêu cầu. Thứ ba, phải coi đầu tư cho xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển. Thứ năm, nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của xây dựng, thực thi pháp luật.

Thủ tướng nhấn mạnh, 2022 là năm bản lề thúc đẩy thực hiện Nghị quyết XIII, Nghị quyết ĐH Đảng các cấp và đòi hỏi của nhân dân cao hơn về môi trường pháp lý. Thực tiễn cũng đòi hỏi cải thiện, nâng cao môi trường pháp lý để thực hiện quyền công dân, thực hiện nghiêm túc “sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”.

Vì thế, Thủ tướng nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế. Phải thấm nhuần quan điểm của Đảng là lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm trong xây dựng thực thi pháp luật. Mọi chính sách phải hướng đến người dân; vì mục tiêu cuối cùng là nhân dân ấm no, hạnh phúc trong môi trường pháp lý dân chủ, trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

Vì vậy phải bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, để thể chế hoá nhanh chóng. Nhưng cũng phải căn cứ, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp tình hình, nguồn nhân lực và các điều kiện, để tháo gỡ những nút thắt. Pháp luật không sát thực tiễn, bị thực tiễn vượt qua; thì phải mạnh dạn phát hiện kịp thời kiên trì sửa đổi.

Sự thấu hiểu, chia sẻ của Thủ tướng với ngành Tư pháp được thể hiện qua câu chuyện ông yêu cầu đầu tư hơn nữa cho công tác nâng cao chất lượng, số lượng, nguồn nhân lực cán bộ Tư pháp. Muốn có được điều đó, phải làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; đầu tư cơ sở vật chất phải phù hợp. Làm luật khó, vất vả; phải đam mê, say sưa; nên làm sao phải có chính sách, chế độ đãi ngộ tương xứng với sức lao động, hài hòa, hợp lý với tổng thể các ngành khác. “Đầu tư cho nhân lực thì sẽ khắc phục được chất lượng, tiến độ xây dựng thể chế”. Nhiều cán bộ ngành Tư pháp đã rưng rưng khi nỗi niềm sâu kín của họ bao năm nay đã được Thủ tướng nêu ra, yêu cầu khắc phục.

Tầm nhìn Thủ tướng, niềm tin của Thủ tướng với ngành Tư pháp còn được thể hiện qua câu chuyện ông lưu ý cơ quan “gác cổng pháp luật” của Chính phủ luôn tâm niệm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; chủ động đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế.

Khi những vấn đề mấu chốt nhất ngành Tư pháp đang gặp phải đã được Thủ tướng “hóa giải”, nhất định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng sẽ không khi nào phải thất vọng vì đã đặt niềm tin vào ngành Tư pháp.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.