Thủ tướng Chính phủ: Không để học sinh phải bỏ thi tốt nghiệp THPT vì khó khăn kinh tế

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương hỗ trợ thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì khó khăn về kinh tế, đi lại đặc biệt là các em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa , các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi TN THPT năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.

Công điện gửi Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền luôn đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị đã tham gia và phối hợp với ngành Giáo dục để triển khai thực hiện các công tác này.

Để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) được an toàn, nghiêm túc, thật chu đáo; hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em, học sinh trong kỳ nghỉ hè thật sự an toàn, hữu ích, Thủ tướng Chính phủ đưa ra một số nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể.

Thủ tướng giao Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục triển khai các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho kỳ thi, chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi.

“Tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại cho học sinh, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, học sinh khuyết tật và học sinh tại các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai tham dự kỳ thi với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về kinh tế, đi lại”, nội dung công điện nêu.

Các địa phương cần chủ động các phương án để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, cung ứng đầy đủ điện, nước sinh hoạt trong quá trình tổ chức kỳ thi.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý lãnh đạo các địa phương chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi, đưa thông tin không đúng về kỳ thi.

Liên quan đến việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè, Thủ tướng yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ban Bảo vệ trẻ em các cấp tạo điều kiện để trẻ em, học sinh được vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, hữu ích trong dịp nghỉ hè.

Đồng thời, các tổ chức liên quan cần phối hợp với gia đình quản lý, giám sát trẻ em, học sinh trong thời gian không đến trường bảo đảm an toàn nhất là phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn, tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện kỳ thi.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục triển khai các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho kỳ thi, phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho các trường hợp thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi có vấn đề về sức khoẻ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác này.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trong không gian mạng.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc thực hiện kỳ thi và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè theo công điện này và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.