Thủ tướng chỉ đạo việc cần làm khi phát hiện BN 416 tại Đà Nẵng

Thủ tướng chỉ đạo việc cần làm khi phát hiện BN 416 tại Đà Nẵng
Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19, sáng nay, 25/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yêu cầu bình tĩnh nhưng không chủ quan; khoanh vùng, dập dịch tích cực ở TP. Đà Nẵng; kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép…

Với tình hình xuất hiện bệnh nhân số 416 ở TP Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là TP Đà Nẵng cũng như ngành y tế bình tĩnh, kiên quyết xử lý, nhất là khu vực bệnh nhân đã đến, sinh hoạt.

Với Đà Nẵng, tiếp tục điều tra, truy vết và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 một cách an toàn; chỉ đạo, khoanh vùng, dập dịch, không để vỡ trận. Các biện pháp mạnh như áp dụng công nghệ, biện pháp trực tiếp như đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan.

Ngành y tế tăng cường chuyên gia, phương tiện cho TP Đà Nẵng trong việc điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân 416.

Các bộ, các ngành, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Các thành phố lớn và các địa phương có liên quan quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm phòng chống dịch tại Chỉ thị 19 của Thủ tướng. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên như rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn… nhất là những khu vực như TP Đà Nẵng, nơi xuất hiện ca bệnh 416.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng với khoanh vùng, dập dịch tích cực ở TP Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép; đồng ý yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc cách ly tập trung.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế phối hợp ứng dụng công nghệ vào truy vết, trước hết đối với TP Đà Nẵng, đồng thời tiến hành xét nghiệm diện rộng với phương thức phù hợp.

Ban Chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục việc thông tin về công tác phòng chống dịch để người dân chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, không để xuất hiện tình trạng hoang mang, hoảng loạn trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh khi có ca 416.

TP Đà Nẵng phải coi đây là nhiệm vụ chính trị tập trung, đột xuất trong chỉ đạo. Xác định rõ hơn các khu vực có trường hợp mắc bệnh, nguồn nghi ngờ lây nhiễm để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Các Bộ: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Truyền thông và Thông tin, Công an xem xét cử cán bộ tăng cường hỗ trợ TP Đà Nẵng thực hiện các công tác trên.

"Chúng ta bình tĩnh nhưng phải cương quyết, nếu không cương quyết, nhận thức không rõ ràng, quyết liệt thì sẽ có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng", Thủ tướng nói. "Bộ Y tế tập trung giám sát, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, giám sát trên diện rộng để phát hiện nguồn lây. Ngành y tế phải bảo đảm sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị được cung ứng đầy đủ cho công tác phòng chống dịch, không chủ quan".

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát nghiêm trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam; tổ chức cách ly chặt chẽ, nghiêm túc, không để xảy ra lây nhiễm trong cơ sở cách ly tập trung.

Tất cả các địa phương, đặc biệt là Bộ Công an rà soát các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, coi đây như trường hợp nghi nhiễm để áp dụng cách ly y tế theo quy định.

Cả nước, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, tiếp tục hỗ trợ các nhà ngoại giao, các quan chức cao cấp, các nhà đầu tư nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn để xử lý công vụ, đàm phán, ký kết hợp đồng đầu tư, thương mại với biện pháp phù hợp.

Minh bạch hóa và hỗ trợ các nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà  đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, công nhân tay nghề cao nhập cảnh làm việc, khảo sát cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức người Việt, công dân Việt Nam là học sinh, sinh viên, người già, người đi thăm thân, du lịch hết hạn, bị kẹt ở nước ngoài và các trường hợp đặc biệt khác về nước.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.