Thủ tướng: cần có tầm nhìn để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Thủ tướng chứng kiến tỉnh Kiên Giang và doanh nghiệp ký bản ghi nhớ đầu tư
Thủ tướng chứng kiến tỉnh Kiên Giang và doanh nghiệp ký bản ghi nhớ đầu tư
(PLVN) - Với chủ đề “Kiên Giang - Tiềm năng, cơ hội đầu tư và phát triển bền vững”, Hội nghị có sự tham dự của 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương vùng ĐBSCL, khách quốc tế, các tổ chức xúc tiến nước ngoài tại Việt Nam...

Sáng 29/7, tại TP. Rạch Giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Kiên Giang.

Hội nghị tập trung giới thiệu, mời gọi nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội 118 danh mục dự án trong các lĩnh vực du lịch (14 dự án), nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (19 dự án), sản xuất công nghiệp (17 dự án).

Sau khi chứng kiến tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư, ký kết các thỏa thuận, bản ghi nhớ đầu tư với doanh nghiệp với tổng số vốn hơn 193.000 tỷ đồng, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết có 5 điểm mà ông thấy ấn tượng về dòng vốn mới này.

Trước hết, tỉnh đã chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng trong thẩm định, xem xét các thủ tục, quy trình, tài chính của nhà đầu tư. Thứ hai, số vốn đổ vào nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đào tạo đến nông nghiệp chất lượng cao, du lịch, bất động sản, công nghiệp chế biến… Thứ ba, bên cạnh các nhà đầu tư ngoài nước, có nhiều nhà đầu tư trong nước, kể cả nhà đầu tư ở Kiên Giang. Thứ tư, không chỉ đầu tư ở Phú Quốc, các nhà đầu tư đã coi Hà Tiên, Rạch Giá là nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư. Thứ năm, có nhiều nhà đầu tư lớn, “sếu đầu đàn” đầu tư vào đây như FLC, Minh Phú, Vietjet… cùng nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi khác.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị  

Để có được sức thu hút này, theo Thủ tướng, không chỉ có Phú Quốc, một địa danh nổi bật của ASEAN mà Kiên Giang hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế trở thành hòn ngọc tỏa sáng trên Vịnh Thái Lan, có sức hấp dẫn độc đáo với du khách và nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Những năm qua, kinh tế - xã hội của Kiên Giang phát triển toàn diện. Đặc biệt, thương hiệu du lịch Kiên Giang – Phú Quốc đã mang tầm quốc tế. Phú Quốc được bình chọn là 1 trong 19 điểm điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019, top 5 điểm đến mùa thu hàng đầu tại châu Á- Thái Bình Dương.

Với các tiềm năng sẵn có, kinh tế Kiên Giang có thể phát triển dựa trên 3 trụ cột, gồm nông nghiệp chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu; thủy sản sạch gắn với ngành công nghiệp chế biến được định vị ở phân khúc cấp cao; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Kinh tế biển sẽ giữ vai trò động lực tăng trưởng chính cùng với kinh tế cửa khẩu và sự phát triển bứt phá của Phú Quốc.

Thủ tướng nêu rõ, Kiên Giang cần trở thành một trong những tỉnh Tây Nam Bộ năng động, đổi mới và giàu có của cả nước dựa trên những lợi thế so sánh tự nhiên, nền kinh tế hướng biển, phát huy tốt nhất mọi tinh hoa của miền đất có nguồn tài nguyên nông nghiệp đặc sắc, một không gian trải nghiệm du lịch nhiệt đới độc đáo đẳng cấp quốc tế hướng tới phát triển du lịch bền vững và bao trùm.

Với vị thế đặc biệt của Phú Quốc, theo Thủ tướng, cần có tầm nhìn để biến nơi đây thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế. Phú Quốc cũng nên tập trung vào những thế lợi so sánh cốt lõi là tài nguyên biển và tài nguyên sinh thái. Cần phát triển chuỗi giá trị du lịch bao gồm những ngành kinh tế liên quan để các ngành đó không mâu thuẫn với phát triển du lịch, giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cảnh quan môi trường và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương Phú Quốc.

Phát triển Phú Quốc cần lưu ý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai, bảo đảm chất lượng môi trường và quan tâm đến lợi ích của người dân nhất là sinh kế. Thu hút những nhà đầu tư lớn, đúng nghĩa là giàu kinh nghiệm, có thực lực về tài chính, có lợi ích lâu dài ở Phú Quốc. Thủ tướng nhấn mạnh, không đầu tư ở Phú Quốc một cách chộp giật và không nên tập trung quá lớn cho du lịch và bất động sản ở hòn đảo phát triển tốc độ nhanh vừa qua. Để du lịch phát triển bền vững, cần giữ môi trường tự nhiên và xã hội an bình nơi đây, phải thực hiện tốt quy hoạch, “không được bê tông hóa Phú Quốc”.

Thủ tướng thăm khu trưng bày nông sản của Kiên Giang
Thủ tướng thăm khu trưng bày nông sản của Kiên Giang 

Thủ tướng nêu rõ, với định hướng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì chất lượng môi trường chính là tài nguyên vô giá, do đó, trong quá trình hoạch định, đầu tư phát triển Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng, tuyệt đối cần bảo đảm chất lượng môi trường từ chất lượng nguồn nước cho tới đất đai và không khí phải thực sự tinh khiết và trong sạch. Kiên quyết không phá vỡ môi trường, cảnh quan tự nhiên vì tầm nhìn ngắn hạn.

Kiên Giang cần phải tăng tốc thứ hạng môi trường kinh doanh. Cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh khi đã 5 năm liên tiếp PCI của Kiên Giang tụt thứ hạng.

Là tỉnh có nguồn thu ngân sách đứng thứ 3 trong các tỉnh ĐBSCL, Kiên Giang là một trong số ít tỉnh có khả năng nhất của vùng ĐBSCL tiến đến tự chủ ngân sách trong năm 2020.

“Kiên Giang cần có chiến lược, bước đi để trả lời câu hỏi, doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang, các nhà đầu tư vào Kiên Giang và người dân Kiên Giang phải làm gì để Kiên Giang hội nhập sâu rộng với các FTA mà Việt Nam là thành viên”, Thủ tướng đặt vấn đề. Các cấp chính quyền phải thực sự cầu thị, đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Với nhà đầu tư, Thủ tướng nhắc lại thông điệp: Lời nói phải đi đôi với việc làm, phải làm đến nơi đến chốn, làm nhanh, không nói thứ không làm được. Chúng ta chỉ cần số ít nhà đầu tư có tiềm lực thực sự chứ không cần nhiều nhà đầu tư nhưng kém năng lực. Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững ở địa phương để đề cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và cộng đồng dân cư sở tại. Chính phủ rất cần nhà đầu tư chuẩn mực, hướng đến các giá trị dài hạn, có đóng góp cho nền kinh tế và thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. “Chúng ta kiên quyết không chấp nhận những doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng của luật pháp để trục lợi, làm ăn phi chân chính, trốn thuế, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường, làm hư hại các tài nguyên thiên nhiên, làm xói mòn các giá trị xã hội”.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục tháo gỡ thể chế ở một số lĩnh vực còn chồng chéo, tiếp tục chỉ đạo thực hiện thành công Chính phủ điện tử, nền kinh tế số ở Việt Nam, tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư. Cùng đồng hành với các địa phương, tháo gỡ các nút thắt mà các địa phương đang gặp phải. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn xem các nút thắt mà địa phương, trong đó có Kiên Giang, đang xử lý cũng là trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành.

* Cùng ngày, tại TP. Rạch Giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi động dự án Khu đô thị Phú Cường Hoàng Gia có tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.