Thu ngân sách gần 335 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu

Cục trưởng Nguyễn Phi Hùng trả lời tại họp báo
Cục trưởng Nguyễn Phi Hùng trả lời tại họp báo
(PLO) - Hôm qua (28/12), Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo chuyên đề về công tác phòng, chống buôn lậu của ngành Hải quan năm 2017.

Giảm số vụ, tăng trị giá vi phạm

Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL) - Tổng cục Hải quan -Nguyễn Khánh Quang cho biết: Trong năm 2017, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng vi phạm hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, táo bạo, tổ chức thành đường dây, ổ nhóm để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa vào Việt Nam. Qua số liệu công tác kiểm soát hải quan năm 2017, mặc dù số vụ vi phạm pháp luật hải quan có giảm so với cùng kỳ năm 2016 nhưng trị giá hàng hóa vi phạm lại tăng.

Tuyến biên giới, cửa khẩu đường nổi lên là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng tạm nhập tái xuất, hàng bách hóa tiêu dùng... như ma túy, ngoại tệ, tiền giả, pháo, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, đường, gia cầm, thực phẩm, quần áo, giày dép, điện thoại di động, đồ chơi trẻ em... Trên tuyến đường biển, các cảng biển quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tập trung vào các mặt hàng xăng, dầu, gỗ, khoáng sản, động thực vật hoang dã, đồ điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng,...

Còn tại các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế đáng chú ý là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng nhỏ gọn, có giá trị cao, dễ cất giấu như: ma túy, vũ khí, vàng, sản phẩm của động vật hoang dã, điện thoại, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...

Trước tình hình trên, với quyết tâm "tích cực, chủ động trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả", Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát hải quan, nòng cốt là Cục ĐTCBL, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban chỉ đạo 138/CP, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao từ công tác tham mưu đến công tác đấu tranh trực tiếp, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Qua đó, các đơn vị trong toàn ngành đã ngăn chặn, triệt phá nhiều chuyên án, vụ việc lớn, phức tạp, bóc gỡ thành công nhiều ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, lập nên những chiến công, thành tích xuất sắc.

Tính đến ngày 15/12/2017, lực lượng kiểm soát hải quan toàn ngành đã đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý: 15.184 vụ vi phạm pháp luật Hải quan, giảm 1,97% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 789,5 tỷ đồng, tăng 89,58% so với cùng kỳ năm 2016. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 334,8 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2016. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 51 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 68 vụ.

Ngành Hải quan không làm khó doanh nghiệp

Những thành tích đạt được trong công tác phòng, chống buôn lậu của ngành Hải quan là rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ngành Hải quan đã vấp phải không ít khó khăn. Chẳng hạn như thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm cao nhất không quá 100 triệu đồng; không được cho phép xây dựng kho tạm giữ vật chứng; thời hạn điều tra với lực lượng Hải quan chỉ có 7 ngày là quá ngắn...

Để nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, năm 2018, ngành Hải quan sẽ tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm. Cụ thể là xây dựng kế hoạch kiểm soát, ngăn chặn sát với tình hình thực tế cho từng địa bàn; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan nói chung và công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng; ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là các nước có chung đường biên giới trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Tại cuộc họp báo, đại diện Cục ĐTCBL đã thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên. Đáng chú ý về vụ 700 xe BMW "mốc meo" ở cảng VICT sau khi nhà phân phối xe BMW cũ là Euro Auto bị khởi tố vì hành vi buôn lậu, Cục trưởng Nguyễn Phi Hùng cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố và xác định Công ty Euro Auto có hành vi làm giả hồ sơ giấy tờ hải quan để nhập khẩu xe vào Việt Nam.

Sau khi ngành Hải quan chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, ngành tiếp tục hỗ trợ công tác điều tra và đã nhiều lần làm việc với Đại sứ quán Malaysia, Đại sứ quán Đức cũng như Tập đoàn Malaysia Sime Darby, “ông chủ” đứng sau Công ty Euro Auto. Theo nguyên tắc, hơn 700 xe đang mắc kẹt ở cảng nếu doanh nghiệp đủ hồ sơ thủ tục, đủ điều kiện có quyền làm thông quan. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục ĐTCBL, sau nhiều lần làm việc, hiện vẫn chưa thấy doanh nghiệp tới xuất trình hồ sơ để làm thủ tục hải quan. "Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không làm khó doanh nghiệp mà số xe trên chưa được thông quan là do doanh nghiệp và Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ cũng như thông báo cho các đơn vị liên quan" - ông Hùng khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.