Thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô: Chế độ tốt mới đủ “giữ chân” người tài

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022 (ảnh Lao động thủ đô).
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022 (ảnh Lao động thủ đô).
(PLVN) - Một trong những nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là “có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô”. Đây là chủ trương có ý nghĩa như một bước đột phá trong việc sử dụng nhân tài và đã được thể chế hóa trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thu hút, sử dụng nhân tài là khâu then chốt, đột phá

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và thu hút nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô nói riêng luôn được Đảng quan tâm ghi nhận trong nhiều Nghị quyết, được Nhà nước thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Thủ đô năm 2012. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 13 Luật Thủ đô 2012 quy định: HĐND Thành phố được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.

Tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đề ra những mục tiêu rất cao cho Thủ đô. Theo đó, tới năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển ngang tầm các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề pháp lý về thu hút sử dụng nhân tài là khâu then chốt, đột phá bảo đảm cho sự thành công. Tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay, trong đó có Luật Thủ đô còn thiếu, chưa thể áp dụng sâu rộng, chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa các nội dung về thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, Điều 18 dự thảo Luật quy định: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc trong khu vực công, khu vực tư, ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt cho đất nước được thu hút vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Thủ đô và được hưởng các ưu đãi về tuyển dụng không qua thi tuyển, xếp lương, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo và các ưu đãi khác.

Công dân Việt Nam có tài năng đặc biệt được ký hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, quản lý hạ tầng hoặc các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công khác.

Người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng làm việc để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định.

Đối tượng quy định tại Điều này được đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, hưởng các chính sách tiền lương và được bố trí việc phù hợp với năng lực. HĐND thành phố Hà Nội quy định chi tiết Điều này.

Cần chế độ, chính sách đặc thù

Quy định nêu trên của dự thảo được nhiều ý kiến đánh giá là có tính khả thi và sẽ đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô. Song, cơ quan chủ trì soạn thảo cần quy định rõ thêm về một số nội dung về tiêu chuẩn, điều kiện của nhân lực chất lượng cao; vị trí được tuyển dụng, bổ nhiệm; chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp cho nhân lực chất lượng cao; quy trình, thủ tục tuyển dụng và bổ nhiệm cần đơn giản hơn; quyền và nghĩa vụ của nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở thành cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô…

Năm 2022 là năm thứ 20 liên tiếp thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố (ảnh Tuổi trẻ Thủ đô).

Năm 2022 là năm thứ 20 liên tiếp thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố (ảnh Tuổi trẻ Thủ đô).

Đặc biệt, để thu hút, sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô, cần phải có các chế độ, chính sách đặc thù theo hướng thu nhập cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương khác mới có thể giữ họ làm việc lâu dài tại Thủ đô. Hiện nay, trong dự án Luật Thủ đô chưa quy định rõ nội dung về chế độ, chính sách riêng cho nhân lực chất lượng cao, mới chỉ có chế độ tiền lương thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô nói chung tại Điều 19.

Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đưa nội dung về chế độ, chính sách đặc thù cho nhân lực chất lượng cao vào dự án Luật. Theo đó có thể thiết kế 01 điều riêng quy định chế độ, chính sách ưu đãi bao gồm: Chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm; ưu đãi về nhà ở; ưu đãi về giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế…

Hoặc có thể lồng ghép nội dung chính sách cho nhân lực chất lượng cao vào các điều tương ứng trong dự án Luật, ví dụ như Điều 10 (Bổ sung thẩm quyền của HĐND thành phố quyết định chế độ, chính sách đặc thù cho nhân lực chất lượng cao); Điều 27 (bổ sung thêm 1 khoản dành cho nhân lực chất lượng cao được hưởng ưu đãi về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô); Điều 30 (thêm 1 khoản về quỹ nhà ở dành cho nhân lực chất lượng cao); Điều 38 (bổ sung nội dung nguồn ngân sách chi cho nhân lực chất lượng cao).

Theo đánh giá của Đại tá, TS.Nguyễn Hữu Phúc, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, quy định tại Điều 18 Dự thảo Luật là phù hợp theo xu hướng thu hút “chất xám”, “trọng dụng nhân tài” của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, cần nới rộng phạm vi thu hút đối với người có những thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và đóng góp lớn cho thành phố trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội... đều được xem xét, quan tâm tạo điều kiện phát huy tài năng cá nhân của họ.

Góp ý thêm, TS. Nguyễn Hữu Phúc cho rằng để nội dung của Điều 18 thực sự phát huy được hiệu lực trong thực tiễn khi Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, việc trao quyền cho HĐND thành phố quy định chi tiết cụ thể hóa các nội dung là hợp lý. Song dự thảo Luật cần bổ sung một số nội dung nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài, tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Về nội dung này, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học công nghệ băn khoăn rằng hình thức ký hợp đồng liệu có phù hợp và đủ sức thu hút đội ngũ này? Thay vào đó, có thể nghiên cứu xây dựng các cơ chế ưu đãi về nhà ở, thu nhập, tạo môi trường làm việc tốt mới thực sự thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao này. Đồng thời đề nghị dự thảo Luật cần xác định rõ thế nào là “trình độ chuyên môn cao”.

Thu hút nhân tài bằng những lợi ích đủ sức hấp dẫn

Còn PGS.TS Nguyễn Như Phát, Trường Đại học Hòa Bình cho rằng các quy định hiện nay còn ít, chưa bao quát và chưa thực sự đủ sức hấp dẫn thu hút nhân tài trong nước và trên thế giới về Hà Nội làm việc. Vì vậy, số lượng và chất lượng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng.

“Hiện nay Bắc Ninh hỗ trợ ngay giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ từ 100 - 220 triệu đồng, nếu cam kết làm việc ít nhất 10 năm thì được hỗ trợ nhà ở trị giá 1 tỷ đồng; còn ở Hà Nội chỉ hỗ trợ hơn 100 triệu đồng, mà không hỗ trợ nhà ở”, PGS.TS Nguyễn Như Phát dẫn chứng.

Do vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các quy định về đãi ngộ để bảo đảm lợi ích dành cho nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thủ đô cao hơn so với những địa phương khác. Để thu hút được các chuyên gia hàng đầu thế giới, Hà Nội cần đưa ra chính sách trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn như xây dựng nhiều mức lương, được tăng lương định kỳ, chương trình bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt phù hợp với mỗi cấp bậc người lao động và gia đình họ đi kèm, chế độ hưu trí phù hợp để nhân tài yên tâm cống hiến và công tác…

Các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố tại Lễ ghi danh Sổ vàng năm 2022 (ảnh Hà Nội mới).

Các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố tại Lễ ghi danh Sổ vàng năm 2022 (ảnh Hà Nội mới).

Chung quan điểm, TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao theo quy định của Luật Thủ đô với quy định hiện hành tại Luật Công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đồng thời cũng cần thống nhất, làm rõ nội hàm tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao như quy định hiện nay theo Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND hay mở rộng phạm vi đó là người có tài năng, năng lực trong một số lĩnh vực.

Ngoài ra, cũng lưu ý cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước trong việc thu hút và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao. “Đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm… để vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức của những đối tượng này. Chính sách này có ý nghĩa lớn trong việc phát huy sức mạnh tri thức của toàn dân tộc, bổ sung tri thức mới, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, phát triển kinh tế-xã hội nói chung”, TS Đoàn Trung Kiên nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Đọc thêm

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.