Thú chơi tàn phá rừng

(PLVN)Người ta đào quanh gốc cây khoảng vài ba chục mét vuông, triệt hạ các cây rừng lớn nhỏ xung quanh rồi tiếp tục đào sâu xuống nhiều mét cho đến đoạn cuối bộ rễ, sau đó dùng phương tiện cơ giới đưa nguyên bộ gốc rễ lên khỏi mặt đất...

Những năm gần đây ở nhiều nơi, trong đó có Gia Lai, rộ lên phong trào chơi đồ gỗ mỹ nghệ nguyên gốc. Có thể là bộ sa - lon, bộ tượng Tam đa, tượng Thần Tài, Phật Di lặc, Quan Thánh, tứ linh… làm từ gốc, rễ các loại cây quí thuộc nhóm I như: giáng hương, cà te, trắc, cẩm... Giá các loại gốc rễ cây quý này rất cao, thậm chí người ta tính gỗ ra kg để quy ra giá tiền.

Đắt nhưng người ta vẫn mua về chơi, vậy là nhiều vùng rừng bị xới tung lên, bị băm nát bởi muốn có được nguyên bộ gốc rễ cây quý. Người ta đào quanh gốc cây khoảng vài ba chục mét vuông, triệt hạ các cây rừng lớn nhỏ xung quanh rồi tiếp tục đào sâu xuống nhiều mét cho đến đoạn cuối bộ rễ, sau đó dùng phương tiện cơ giới đưa nguyên bộ gốc rễ lên khỏi mặt đất (tất nhiên phải dọn đường cho xe cơ giới vào).

Một bộ gốc rễ sau khi được chế tác hầu như không bỏ phí chút nào bởi phần gỗ thừa sau khi đục đẽo sẽ được tiếp tục chế tác thành các sản phẩm nhỏ hơn như lộc bình, cóc ngậm đồng tiền, chuỗi gỗ đeo tay, tượng Phật…

Bộ bàn ghế bằng gỗ quý, món đồ trong phòng khách quen thuộc ở Gia Lai
 Bộ bàn ghế bằng gỗ quý, món đồ trong phòng khách quen thuộc ở Gia Lai

Không chỉ đào gốc rễ cây rừng, người ta còn chơi cây cảnh bon sai bằng cây rừng còn sống như: trắc, bồ đề, bằng lăng, sanh, duối… Cây kiểng bon sai càng nhiều tuổi, dáng tự nhiên đẹp, lạ, giá càng cao.

Theo những người chuyên đào gốc cây làm bon sai cho biết, thường những vùng rừng càng sỏi đá, cằn cỗi bao nhiêu lại cho những cây rừng bon sai đẹp bấy nhiêu. Ấy thường là các khu rừng khộp, rừng ven suối dốc đá…tại đây cây phải vươn lên trong cảnh thiếu hụt dưỡng chất nên sức sống mãnh liệt tạo nên những vân, lõi đẹp.

Rừng cạn kiệt cây quí, thời gian gần đây những loại cây bình thường nhưng cho hoa đẹp, dáng đẹp như ngũ sắc, lộc vừng, trúc vàng, thậm chí cả cây hoa mua dại, sim rừng…cũng bị đào xới lên bứng đem về ghép bán ra thị trường cây cảnh.

Bên cạnh các thú chơi nêu trên thì không thể không nhắc đến một thú chơi gây hại rừng không kém. Như thành lệ, hầu như cứ đến tết thì nhà nào, nhất là những gia đình khá giả, không tậu được chậu mai ưng ý thì cũng phải tìm mua một cành mai rừng về chưng phòng khách, trên đó buộc lủng lẳng các thiệp xuân, bưu thiếp, lồng đèn mi ni…

Những năm gần đây giá mai rừng tăng vọt, từ vài ba trăm ngàn đồng/cành cứ đến cận tết lại tăng đến vài ba triệu đồng/cành, thậm chí có cành cao giá đến chục triệu đồng. Cành càng lớn, thế đẹp, nụ hoa nhiều và phân bổ đều trên các cành giá bán càng cao. Vậy là cứ đến cuối tháng chạp người ta lại đổ xô vào rừng chặt hạ cành mai về bán phục vụ cho thú vui chưng mai tết.

Những vùng rừng của tỉnh Gia Lai trước kia có nhiều mai rừng như: Ia O, Ia Chĩa (Ia Grai), Ia Puch, Ia Mơr (Chư Prông), Uar (Krông Pa), Ia Rbol, đèo Tô Na (Ayunpa)…giờ hầu như không còn thấy màu vàng mai ngày xuân. Đã vậy mấy năm nay nhiều nghệ nhân lại cải tiến dùng gốc mai rừng để ghép các loại mai khác…

Họ đi sâu vào rừng chọn lấy những gốc mai lớn, khỏe, thân đẹp, đào lên cả gốc rồi cưa ngang thân cách mặt đất độ vài tấc đến một mét đưa về chăm sóc cho cây sống, chờ cây tược mắt để ghép, sau đó bố trí các nhánh, chi sao cho đúng ý và thế cây. Một cây mai ghép cành nụ phân chi và có thế đẹp, ý nghĩa hiện nay có giá không dưới 40 triệu đồng. Thu được nhiều tiền hơn so với bán cành nên những người trước kia chuyên vào rừng chặt nhánh mai thì nay kiêm luôn cả việc chỉ chỗ hoặc tự đào cả gốc về bán cho nghệ nhân ghép mai.

Tài nguyên rừng vốn suy giảm và rồi sẽ đến lúc không còn màu xanh đại ngàn, không còn một cành mai vàng ngày xuân nếu như những thú chơi gây hại nêu trên vẫn chưa được từ bỏ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

(PLVN) - Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương tại tỉnh Ninh Bình”.

Đọc thêm

Chỉ đạo khẩn liên quan vụ cháy nhà khiến 2 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ hoả hoạn. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Liên quan tới vụ cháy nhà trong ngõ nhỏ ở phố Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến 2 người trong một gia đình tử vong, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình có công điện chỉ đạo khẩn, yêu cầu Hà Nội khẩn trương hỗ trợ gia đình nạn nhân và phối hợp điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm vi phạm nếu có.

Ứng dụng chuyển đổi số nhằm đạt các mục tiêu môi trường bền vững

Ứng dụng chuyển đổi số nhằm đạt các mục tiêu môi trường bền vững
(PLVN) - Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải carbon nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi năng lượng công bằng thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

Hà Tĩnh: Xác minh nguyên nhân cá chết hàng loạt ở suối Khe Ác

Nhiều loài cá tại suối Khe Ác, xã Hương Đô (Hương Khê) chết không rõ nguyên nhân.
(PLVN) - Ngày 11/4, ông Đinh Quốc Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra tình trạng cá chết bất thường tại suối Khe Ác, gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.

Miền Bắc chuẩn bị chuyển mưa rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng từ ngày 12/4, một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét.