Thông điệp bất ngờ Tổng thống Belarus gửi cộng đồng quốc tế sau sự cố Ryanair

Mãy bay Ryanair hạ cánh xuống sân bay Minsk để nhà chức trách Belarus kiểm tra an ninh.
Mãy bay Ryanair hạ cánh xuống sân bay Minsk để nhà chức trách Belarus kiểm tra an ninh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Thông điệp của tôi tới toàn thể cộng đồng quốc tế là: không cần phải cố gắng phá vỡ Belarus", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói.

Phát biểu trước các thành viên Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội và đại diện các cơ quan chính phủ hôm nay – 26/5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, nhà chức trách đã nhận được lời đe dọa đánh bom nhằm vào máy bay chở khách của Ryanair, được gửi đến e-mail của sân bay Minsk từ dịch vụ Protonmail.com.

"Thông tin có một quả bom trên máy bay đó là đến từ Thụy Sĩ", phát thanh viên kênh Telegam của ATN trích lời ông Lukashenko.

Tổng thống Lukashenko cho biết "các nhà chức trách Belarus đã phản ứng theo thông tin nhận được về sự cố máy bay Ryanair."

"Chúng tôi nên hành động như thế nào, đặc biệt là trong bối cảnh hàng loạt các mối đe dọa đánh bom nhắm vào các cơ sở của chúng tôi? Bạn sống ở Belarus và biết rằng các trường học, đại học hoặc doanh nghiệp nhận được các mối đe dọa đánh bom mỗi ngày. Ngay cả các máy bay cũng nhận được những tin nhắn như vậy từ các địa chỉ IP ở Ba Lan, Lithuania và Latvia. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi đã phản hồi đầy đủ với thông tin nhận được", hãng thông tấn BelTA dẫn lời Tổng thống Belarus.

Trong bài phát biểu hôm nay, Tổng thống Belarus cũng lưu ý rằng, Belarus đang đứng trước bờ vực của một cuộc chiến "băng". "Chúng ta cần giữ gìn đất nước và truyền lại cho con cháu chúng ta những điều tốt đẹp. Lịch sử đã chọn chúng ta. Chúng ta đang đi đầu trong một cuộc xung đột mới, không phải là chiến tranh lạnh nữa, mà là chiến tranh băng. Chỉ có nhà nước có khả năng chống lại áp lực là có thể tồn tại”, ông Lukashenko nói.

Ông Lukashenco cũng nhấn mạnh: "Thông điệp của tôi tới toàn thể cộng đồng quốc tế là: không cần phải cố gắng phá vỡ Belarus”.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. 

Trước đó, vào ngày 23/5, một máy bay chở khách thuộc hãng hàng không Ryanair hành trình Hy Lạp tới Vilnius (Litvia) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Minsk sau khi được báo cáo rằng có một thiết bị nổ trên máy bay. Một máy bay chiến đấu MiG-29 được điều động để hộ tống chiếc máy bay. Sau khi hạ cánh, các chuyên gia đã tìm kiếm nhưng không tìm thấy quả bom nào. Ủy ban Cơ quan điều tra Belarus đã mở một vụ án hình sự về tin báo giả.

Nhà chức trách Belarus sau đó nói rằng trong số các hành khách trên máy bay có Roman Protasevich, người đồng sáng lập kênh Telegram Nexta, là thành phần cực đoan bị Belarus truy nã. 

Hai ngày nay, các nước phương Tây đang gây áp lực lớn “chưa từng có” lên chính phủ Belarus của Tổng thống Alexander Lukashenko. EU đã và sẽ áp đặt thêm trừng phạt, trong khi đó Mỹ, Canada và một số quốc gia khác cũng đang tính toán khả năng này. Dự kiến, trong ngày hôm nay, Hội đồng Bảo an cũng sẽ nhóm họp bàn về tình hình.

Tại hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, bao gồm trừng phạt kinh tế đang được tính toán, ban hành lệnh cấm đối với các hãng hàng không Belarus sử dụng không phận và các sân bay châu Âu; đồng thời kêu gọi các hãng hàng không châu Âu tránh không phận Belarus. Hiện nhiều hãng hàng không châu Âu, thậm chí không thuộc EU cũng đã đổi hướng các chuyến bay không đi qua không phận quốc gia Đông Âu này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm qua (25/6) cũng cho biết, các biện pháp trừng phạt lên Belarus đang được tính toán, cân nhắc. Trong khi, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO cũng đang xem xét vụ việc, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế.

Về phía Belarus, ngoài việc lý giải cho hành động kiểm tra an ninh đối với chuyến bay, là đúng luật và chỉ nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho hành khách, Belarus cũng đã có phản ứng đầu tiên trước sức ép của các nước phương Tây. Hôm qua (25/5), Belarus thông báo sẽ đóng cửa đại sứ quán nước này tại Canada vào ngày 1/9 sau 24 năm “hợp tác”, đồng thời dừng các dịch vụ lãnh sự, bao gồm việc xin cấp thị thực, từ tháng 7 tới.

Trong khi, Văn phòng Tổng thống Nga cũng đã lên tiếng lấy làm tiếc việc EU có kế hoạch cắt đứt các tuyến đường hàng không với Belarus và tránh không phận của quốc gia Đông Âu này. Ông Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin - cho rằng, điều này sẽ gây tốn kém về tài chính, thời gian cho các hãng hàng không và hành khách. Nga cũng bác bỏ nghi ngờ của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab rằng Moscow cũng có liên quan đến vụ việc này.

Dự kiến, Estonia, Ireland và Pháp sẽ đề cập tới vấn đề Belarus tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra trong ngày hôm nay – 26/5. Còn theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ được kỳ vọng diễn ra tại Thụy Sĩ vào ngày 16/6 tới, vấn đề Belarus cũng sẽ được Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin thảo luận.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.