“Thời trang nhanh” vẫn được ưa chuộng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khái niệm “thời trang xanh” không còn mới với ngành thời trang quốc tế. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khá xa lạ với thời trang trong nước, cần có những người tiên phong dám nghĩ, dám làm để đưa thời trang Việt hội nhập quốc tế.

“Thời trang nhanh” vẫn được ưa chuộng

Nếu “thời trang xanh” đang còn tương đối xa lạ với nhiều người thì “thời trang nhanh” lại là một khái niệm khá quen thuộc trong giới trẻ Việt Nam. Cũng như “thức ăn nhanh”, thời trang nhanh nói đến dòng thời trang hướng đến đối tượng trẻ tuổi, luôn cập nhật trào lưu mới, liên tục ra mắt các bộ sưu tập mới, mức giá vừa tầm, thoả mãn nhu cầu của tầng lớp trung lưu cho đến thu nhập thấp. Mỗi năm, những thương hiệu hàng đầu trong ngành “thời trang nhanh” tung ra thị trường hàng tỷ sản phẩm và hàng trăm ngàn mẫu thiết kế mới. Họ có cửa hàng trên toàn cầu và doanh thu tỉ đô mỗi năm.

Tại Việt Nam, những năm gần đây xuất hiện hàng loạt thương hiệu “thời trang nhanh” như thế. Các cửa hàng “mọc” lên tại các trung tâm thương mại lớn, thu hút sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo giới trẻ. Những dịp khai trương cửa hàng mới đều thu hút nhiều thanh niên xếp hàng để trở thành những người đầu tiên sở hữu các món đồ thuộc bộ sưu tập mới cũng như quà tặng từ các thương hiệu.

Tuy nhiên, mặc dù nằm ở phân khúc giá tầm thấp, nhưng các sản phẩm thời trang thuộc dòng “thời trang nhanh” lại được đánh giá là dễ gây ra lãng phí. Lý do nằm ở mức giá thấp và sự thay đổi liên tục về mẫu mã khiến sản phẩm cũ mau trở nên lỗi thời, kích thích người dùng liên tục loại bỏ sản phẩm cũ, mua sắm sản phẩm mới.

Cạnh đó, các hãng thời trang giá rẻ thường sử dụng nguyên liệu khó phân huỷ, dùng hoá chất trong quá trình xử lý. Những điều này dẫn đến kết quả, thời trang trở ngành đứng thứ 2 gây ô nhiễm môi trường toàn cầu với lượng rác thải khổng lồ thải ra môi trường hàng năm và “rác thải thời trang” đã trở thành một khái niệm mới gây lo lắng cho những người bảo vệ môi trường toàn cầu.

Sản phẩm thời trang từ chất liệu tơ sen mang tinh thần dân tộc. (Ảnh từ BST của nhà thiết kế Vũ Việt Hà)

Sản phẩm thời trang từ chất liệu tơ sen mang tinh thần dân tộc. (Ảnh từ BST của nhà thiết kế Vũ Việt Hà)

Sự ra đời của “thời trang xanh” chính là để khắc phục những nhược điểm của “thời trang nhanh” khi các sản phẩm có nguồn nguyên liệu sản xuất từ thiên nhiên, được nhuộm màu cũng từ màu của các loại cây, lá trong thiên nhiên. “Thời trang xanh” còn rất ưa chuộng nguyên liệu tái chế, nhiều hãng còn lấy chính vải thừa hoặc sản phẩm bỏ đi của các thương hiệu thời trang khác để sản xuất ra sản phẩm mới.

“Thời trang xanh” cũng chú trọng đến sự tỉ mỉ trong chế tác, hướng đến những chi tiết thủ công trong sản phẩm, ưu tiên tính dân tộc, tính độc đáo, sáng tạo dựa trên những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.

Những bước đi đầu tiên của “thời trang xanh”

Trên thế giới, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến nguồn gốc, chất liệu sản phẩm, hướng việc tiêu dùng đến tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường. Vì thế, “thời trang xanh” nhanh chóng trở thành một xu thế mạnh mẽ. Và ngay cả các thương hiệu “thời trang nhanh” nổi tiếng cũng bắt đầu hoà nhịp khi cho ra mắt những bộ sưu tập thời trang bảo vệ môi trường, có chiến dịch thu lại quần áo cũ để tái chế…

Thời trang Việt Nam tuy “chậm” hơn thời trang quốc tế, nhưng trong những năm qua, có thể nhận thấy sự nỗ lực của những người trong ngành trong những bước đi đầu tiên theo xu thế “thời trang xanh”.

Các sản phẩm thời trang được sản xuất từ vải sinh thái (Eco-Fabric) gần như phổ biến trên toàn cầu và cũng đã được một số nhà sản xuất thời trang trong nước sử dụng. Những sản phẩm thời trang từ nguyên liệu lá cỏ bàng, cói, mây tre cũng bắt đầu thịnh hành, được một bộ phận giới trẻ yêu thích.

Có thể kể đến một số thương hiệu tiên phong trong nước có tên tuổi trong xu thế “thời trang xanh” như Comay Craf, BLA is BLUE, Hạnh Silk, Tsafari, Faslink… Điều đáng trân trọng là các đơn vị thời trang tiên phong ngoài việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới cho dệt may và biến các loại sợi từ bã cà phê, vỏ chuối, bã mía, vỏ bắp, sợi dứa, tơ sen…, còn lấy tinh thần dân tộc làm cảm hứng chủ đạo để cho ra mắt những sản phẩm thuần Việt mang tính nghệ thuật cao, được quốc tế đón nhận. Nhiều nhà thiết kế thời trang trong nước cũng chọn “thời trang xanh” là hướng phát triển chính cho sự nghiệp của mình.

Phát biểu tại một sự kiện thời trang hồi đầu năm nay, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Xu thế hiện nay của ngành thời trang thế giới là phải bảo vệ môi trường bằng cách cho ra đời những sản phẩm xanh. Theo đó, từ nguyên liệu trở đi phải “sạch” và ngay cả người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng phải được thực hiện quyền của họ. Theo trào lưu này, doanh nghiệp Việt không có lựa chọn nào khác và phải phát triển bền vững.

Tuy nhiên, “thời trang xanh” của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thế giới. Tại Tọa đàm bàn về “Những người tiên phong của “thời trang xanh” Việt Nam”, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức mới đây, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, “thời trang xanh”, thời trang bền vững nằm trong xu hướng chung của thế giới, từ sản xuất, thiết kế cho tới phân phối và tiêu dùng đã thành một chuỗi của kinh tế bền vững.

Tuy nhiên, bà Hạnh trăn trở “thời trang xanh” vẫn đang khá mới ở Việt Nam. Việt Nam đang sống trong “thời trang nhanh” là chủ đạo. Mặt khác, nền kinh tế hiện nay đang suy giảm nên người tiêu dùng không có điều kiện để chạy theo “thời trang xanh”.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, “thời trang xanh” vẫn đang là một trong những nhịp đập chính trong các hoạt động thời trang của Việt Nam. Trong khi đó, tại châu Âu “thời trang xanh”, bền vững đã là xu hướng chính. Vì thế, để thay đổi thị trường trong nước, bà Hạnh cho biết cần phải quảng bá về nội dung xanh, bền vững rất nhiều để lan toả cho cộng đồng.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.