Thành ủy TP.HCM: Hiện tượng Phạm Phú Quốc là bài học trong công tác quản lý cán bộ

Thành ủy TP.HCM: Hiện tượng Phạm Phú Quốc là bài học trong công tác quản lý cán bộ
(PLVN) - Liên quan đến việc Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM) có 2 Quốc tịch, chiều 1/9, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức họp báo dưới sự chủ trì của ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Ông Hà Phước Thắng - Người phát ngôn của UBND TPHCM - cho biết, sau khi nhận được thông tin lan truyền về việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch vào hôm 25/8, TP cũng đã làm việc với các ban ngành có liên quan, đồng thời, giám sát và theo dõi chặc chẽ để có hướng xử lý đúng nhất.

Ông Thắng cho biết thêm, cũng ngay trong ngày 25/8, ông Phạm Phú Quốc cũng đã làm đơn xin thôi Đại biểu Quốc hội, cũng như từ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Ông Thắng cho hay, quan điểm của TP là xử lý triệt để, công khai minh bạch về các vấn đề liên quan đến ĐBQH Phạm Phú Quốc, sau khi xem xét tất cả các khía cạnh, cũng như các vấn đề có liên quan.

Đại diện Sở Nội vụ khẳng định, TP sẽ xử lý triệt để những sai phạm của ông Phạm Phú Quốc.
 Đại diện Sở Nội vụ khẳng định, TP sẽ xử lý triệt để những sai phạm của ông Phạm Phú Quốc. 

Khi báo chí đặt câu hỏi về “việc trả lời thông tin chậm”, ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy - cho rằng, do ông Phạm Phú Quốc đang là một ĐBQH, bên cạnh đó thông tin cũng được đặng tải từ trên mạng xã hội, nên trước khi cung cấp thông tin thì cần phải kiểm chứng để tránh sai sót.

Về nội dung năm 2018 khi ông Phạm Phú Quốc đang bị kỷ luật Đảng nhưng TP vẫn điều động ông giữ 3 vị trí quan trọng chỉ trong thời gian rất ngắn, phải chăng việc điều động là có vấn đề, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy xác nhận, đúng là thời điểm năm 2018, khi đó ĐBQH Phạm Phú Quốc cũng đang bị kỷ luật Đảng (còn lý do bị kỷ luật thì ông Khuê cho biết sẽ cung cấp sau). Tuy nhiên, theo ông Khuê, thời điểm này ông Phạm Phú Quốc vẫn có năng lực và đáp ứng được cho nhu cầu của công việc, và TP cũng đã xem xét nghiêm túc việc bổ nhiệm ông Quốc vào các vị trí đó.

"Vả lại, việc sai phạm không quá làm biến chất cán bộ và tùy theo vấn đề sai phạm, chúng ta có thể tạo điều kiện cho cán bộ sửa sai và nỗ lực sửa sai, chứ không nên nói đã có sai phạm thì loại trừ và không xem xét", ông Khuê nói. 

Liên quan đến nghi ngờ ĐBQH Phạm Phú Quốc đã dùng hơn 52 tỷ đồng Việt Nam để mua quốc tịch, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng, đó chỉ là những suy luận cá nhân và không có bằng chứng, vì ngay cả trong biên bản giải trình cũng như những buổi làm việc gần đây, ĐBQH  Phạm Phú Quốc vẫn nhất quán đó là do vợ và con bảo lãnh, "và chúng ta cần tôn trọng những vần đề mang tính riêng tư". "Còn cụ thể như thế nào, đến giờ chúng tôi vẫn còn đang xem xét và sẽ có câu trả lời cụ thể", ông Khuê nói. 

ĐBQH Phạm Phú Quốc.
ĐBQH Phạm Phú Quốc. 

Trước câu hỏi của báo chí "Việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch nước ngoài từ năm 2018, có báo cáo TP hay không?", ông Khuê cho biết, ngay thời điểm ông Phạm Phú Quốc ứng cử ĐBQH tháng 12/2019 thì vẫn chưa có thông tin gì vợ và con có quốc tịch Cộng hoà Síp (Cyprus) cũng như bản thân ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ 2.

"Và hiện nay trong hồ sơ vẫn chưa có thể hiện ĐBQH Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch, cũng như vợ con ông có quốc tịch nước ngoài", ông Khuê thông tin, "Điều đó, dù luật chưa đề cập đến việc ĐBQH chỉ được có một quốc tịch, nhưng việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch không chỉ cho thấy Phạm Phú Quốc đã vi phạm vào các quy định tổ chức cán bộ, không thực hiện theo điều lệ của Đảng, lương tâm trách nhiệm của một Đảng viên, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ với lá phiếu cử tri đã bầu cho một ĐBQH."

Ông Khuê cũng bày tỏ sự tiếc nuối và cho rằng, hiện tượng Phạm Phú Quốc xảy ra vừa qua là một mất mát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đồng thời là bài học trong công tác quản lý cán bộ.

Ông Khuê cũng khẳng định, việc đưa ra hình thức xử lý đối với ông Phạm Phú Quốc sẽ dứt điểm ngay trong tháng 9. Cụ thể, tuần này, TP cũng sẽ giao Sở Nội vụ và các ban ngành tham mưu đình chỉ công tác hiện tại với vai trò là TGĐ của IPC và xem xét bãi nhiệm ĐBQH. 

Tuy nhiên, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, việc bãi nhiệm ĐBQH cũng như đình chỉ vai trò hiện nay theo đơn xin của ĐBQH Phạm Phú Quốc cũng sẽ diễn rasau khi đã xem xét mức độ sai phạm của vị ĐBQH này.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.