Thẩm phán, Kiểm sát viên nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương

Người dân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công
Người dân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công
(PLO) - Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2018 cho biết, riêng đối với án hành chính, có chuyện Kiểm sát viên, thẩm phán nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương.

Thẩm tra Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành Kiểm sát, đối với công tác giải quyết án hành chính, theo Uỷ ban Tư pháp, năm 2018, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính tiếp tục được tăng cường. Số vụ, việc được kiểm sát, nhất là vụ án hành chính tăng so với năm 2017. Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm án dân sự được Tòa án chấp nhận đạt 83,2%, vượt 13,2% so với chỉ tiêu của Nghị quyết số 37.

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cho rằng, chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án trong một số phiên tòa chưa cao, nhất là các vụ án liên quan đến đất đai. Kết quả phát hiện vi phạm và kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS còn hạn chế, chỉ chiếm 27% tổng số vụ, việc Tòa án đã thụ lý theo thủ tục này (246/910 vụ, việc) cho thấy VKS ít phát hiện được vi phạm, chủ yếu vẫn do đương sự khiếu nại hoặc Tòa án tự phát hiện.

Tỷ lệ kháng nghị án hành chính được Tòa án chấp nhận giảm 25%. VKS một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm, phần lớn kháng nghị phúc thẩm do VKS cấp trên thực hiện, chiếm tới 44,7% đối với án dân sự  và 46,1% đối với án hành chính.

“Qua giám sát, Ủy ban Tư pháp nhận thấy: một số trường hợp không kháng nghị án hành chính là do Kiểm sát viên nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương. Có những tỉnh, VKS cùng cấp không kháng nghị vụ án nào, đều do VKS cấp trên kháng nghị . Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giảm mạnh, chỉ đạt 38,4%, giảm 16,3%”, Báo cáo Ủy ban Tư pháp nêu rõ.

Ủy ban Tư pháp cũng nhận định tương tự đối với công tác giải quyết án hành chính trong bản Báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của ngành. “Qua giám sát của Ủy ban Tư pháp thấy, một số Thẩm phán còn nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Một số Tòa án còn có sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, chưa thực hiện đúng một số quy định về thời hạn tố tụng”, Báo cáo của Ủy ban Tư pháp nêu.

Cũng theo Ủy ban Tư pháp, việc giải quyết vụ án hành chính tiếp tục gặp nhiều khó khăn do người bị kiện là Chủ tịch UBND, người đại diện của UBND chưa tham gia tố tụng đầy đủ.

Năm 2018, số lượng các vụ án hành chính được Tòa án các cấp thụ lý tăng 32,57%; số lượng các vụ án đã giải quyết tăng 422 vụ, tỷ lệ 44,6%. Cũng như những năm trước, mặc dù số lượng các vụ án hành chính phải giải quyết không nhiều so với các loại án khác (bằng 1,98% tổng số các loại án) nhưng tỷ lệ xét xử còn thấp (chỉ đạt 44,6%). Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan (chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết số 111 , bị hủy: 2,97%; bị sửa: 3,34%)./ Phạm Diệu

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.