Thiêng liêng Gạc Ma những ngày tháng Ba

Những ngày tháng Ba này, muôn triệu trái tim Việt Nam hướng về Gạc Ma, quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Toàn cảnh khu tưởng niệm Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - địa chỉ đỏ tri ân, tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Ảnh: TTXVN.

Nhớ 14/3/1988 - ngày Biển Đông dậy sóng, thành kính tri ân 64 người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền đất nước, lại đau đáu nỗi niềm "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau"... Và suốt 35 năm qua, dù bão tố dập dờn, nhưng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vẫn hiên ngang giữa muôn trùng ngọn sóng.

Tàu Cảnh sát biển 2012 của Hải đội 202, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, neo đậu ở cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Đứng trên mũi tàu, Thiếu tá Trần Văn Hồng nhìn ra khơi xa, nơi đơn vị của anh có trách nhiệm quản lý, bảo vệ. Đó là vùng biển từ phía Nam huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến cù lao Xanh (Bình Định), toàn bộ Hoàng Sa và một phần phía Bắc của Trường Sa. Đó cũng là nơi Thiếu úy Trần Văn Phương - anh trai của Thiếu tá Trần Văn Hồng, cùng 63 đồng đội đã hy sinh ngày 14/3/1988 trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

"Khi đó, tôi vừa mới học xong cấp 3, đang có ý định đi lao động ở nước ngoài. Khi được biết anh Phương chỉ huy đồng đội trên đảo quyết giữ Quốc kỳ, dũng cảm kiên trung, tôi thay đổi quyết định. Tôi muốn làm một điều gì đó ở khu vực anh hy sinh..., bảo vệ Tổ quốc từ nơi đầu sóng, ngọn gió", Thiếu tá Trần Văn Hồng trầm giọng nói.

Nhớ lại những ngày tháng 3 năm 1988 khi hung tin từ Trường Sa bay về mảnh đất Ba Đồn, Quảng Bình, Thiếu tá Trần Văn Hồng kể bằng chất giọng trầm lắng: Khi biết tin kẻ thù nổ súng đánh chiếm Gạc Ma, gia đình chưa biết anh Phương và các đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi. "Đến hôm sau, chúng tôi mới biết tin. Các anh bên quân đội đến nhà thông báo danh sách những người hy sinh, trong đó có anh Phương. Lúc đó, cả gia đình sốc, khóc không thành tiếng", Thiếu tá Trần Văn Hồng nói.

Sau giây phút trầm tư, Thiếu tá Trần Văn Hồng chia sẻ, gia đình có bốn anh em trai. Anh Phương là lớn nhất và rất thương yêu các em. Nhà làm nông, kinh tế khó khăn, hiểu hoàn cảnh, mọi công việc vất vả trong nhà, anh đều gánh hết. Mùa Đông, bốn anh em ngủ chung một giường, đắp chung một chăn. Thấy các em nằm lạnh cứ kéo chăn bên này lại kéo chăn bên kia, anh nhường chăn cho các em, chỉ lấy tờ báo cũ đắp lên người mình. Rồi bữa cơm, anh nhường một phần cơm độn khoai của mình cho các em đủ no.

"Càng nhớ lại càng thương anh…", Thiếu tá Trần Văn Hồng mắt ngấn lệ.

Hồi tưởng những ngày sau đó, Thiếu tá Trần Văn Hồng kể, anh đã tình nguyện viết đơn tham gia nghĩa vụ quân sự. Khi nghe anh trình bày nguyện vọng của mình, các thủ trưởng của Quân chủng Hải quân đã đồng ý cho Trần Văn Hồng nhập ngũ. Đầu năm 1989, anh nhập ngũ và nhận nhiệm vụ tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân - đơn vị của anh Phương trước đây.

Sau một thời gian, các thủ trưởng ở Vùng 4 Hải quân cử Trần Văn Hồng đi học sơ cấp môn kỹ thuật và biên chế anh về Lữ đoàn tàu vận tải, đổ bộ 955. Lúc đó, đây là đơn vị vận tải chịu trách nhiệm về công tác hậu cần cho Trường Sa. Sau này, Lữ đoàn còn có nhiệm vụ chi viện, tiếp tế, cứu hộ, cứu nạn... rồi tuần tiễu, quản lý, bảo vệ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đăm đăm ánh mắt về phía mênh mông biển trời xanh ngắt, Thiếu tá Trần Văn Hồng hồi tưởng những hải trình thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển Trường Sa. Từ trên tàu thấy rõ đảo Sinh Tồn, đảo chìm Cô Lin, đảo chìm Len Đao, gần đó là căn cứ quân sự mà nước ngoài ngang ngược xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma của Việt Nam..., Thiếu tá Trần Văn Hồng chia sẻ: Từ xa, nhìn vào khu vực người anh ruột thịt của mình đã hy sinh, cảm giác thật khó tả. Cứ nghĩ đến lúc anh hy sinh như thế nào lại không cầm được nước mắt. Thương nhớ nhiều lắm!

"Hồi anh Phương mất, mộ anh cùng ba đồng đội nằm ở cụm đảo Sinh Tồn. Đến mùa Hè năm 1992, Quân chủng mới đưa được anh và đồng đội về đất liền. Ngày đó, chính tàu của tôi ra đưa anh về. Tới đất liền, xe của đơn vị đưa anh về Nghĩa trang Liệt sỹ xã Quảng Phúc. Được lên đảo thắp hương tại mộ anh, được ra vào, thăm anh, tâm nguyện của tôi đã hoàn thành", Thiếu tá Trần Văn Hồng nhớ lại.

Lặng lẽ nghe sóng vỗ vào mạn tàu, Thiếu tá Trần Văn Hồng hình dung quãng thời gian hơn 30 năm gắn bó với biển đảo Tổ quốc. Đó là 10 năm công tác tại Lữ đoàn 955 rồi từ năm 2001 đến nay, anh chuyển về nhận nhiệm vụ tại Cảnh sát Biển khi lực lượng này được thành lập theo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là lực lượng có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, chủ quyền vùng biển đảo Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển…

Với tàu Cảnh sát biển 2012, Thiếu tá Trần Văn Hồng và đồng đội tham gia đấu tranh ngăn chặn tội phạm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Rồi năm 2014, tàu Cảnh sát biển 2012 tham gia thực thi pháp luật, ngăn chặn giàn khoan HD 981 hoạt động bất hợp pháp trên thềm lục địa của Việt Nam. Hiện nay, anh cùng các đồng đội tàu Cảnh sát biển 2012 và lực lượng Cảnh sát Biển tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định (IUU) cho ngư dân…

Với Thiếu tá Trần Văn Hồng và các đồng đội của mình, tình yêu sống còn với biển đảo không chỉ là nhiệm vụ của người lính Hải quân nhân dân Việt Nam mà còn là trách nhiệm, là máu thịt của mỗi người dân đất Việt, quyết giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc thêm

Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách, pháp luật

Truyền thông chính sách góp phần tạo đồng thuận trong xã hội từ sớm, từ xa. (Ảnh minh họa: Baodantoc.vn)
(PLVN) - Thực tế cho thấy, truyền thông chính sách là một trong những kênh quan trọng và bảo đảm việc thực hiện quyền làm chủ của người dân trong tham gia xây dựng pháp luật, qua đó góp phần củng cố và xây dựng niềm tin của Nhân dân đối với mỗi chủ trương, chính sách mới được ban hành. Trong công cuộc đó, báo chí được đánh giá là kênh truyền thông quan trọng nhất.

Quy hoạch Thủ Đô: Mở ra giai đoạn phát triển mới

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Để thực hiện được các mục tiêu phát triển rất cao đề ra, bản thân Quy hoạch Thủ đô đã xác định rõ những nguồn lực trong thời gian tới, như đất đai, văn hóa, con người, nguồn lực về tài nguyên số.

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 tại Quảng Trị

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 - Gắn kết những nhịp cầu.

(PLVN) - Tối 6/7, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận nỗ lực của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 6/7, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc - Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Bộ Công an thay Người phát ngôn

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: Bộ Công an
Bộ trưởng Bộ Công an phân công Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an, thay Trung tướng Tô Ân Xô.

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng
(PLVN) - Theo Quyết định của Thủ tướng, bà Mai Thị Thu Vân được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Anh Tuấn tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải...

Thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán nhà nước

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc KTNN.
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sự ra đời của Cục Công nghệ thông tin không chỉ nhằm kiện toàn tổ chức mà còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của KTNN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm và tặng quà tại Quảng Trị

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tặng quà cho gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nậy ở xã thôn Gia Môn, xã Phong Bình, huyện Gio Linh. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)
(PLVN) - Nhân dịp Lễ hội Vì Hòa bình, 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 5/7, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu đã thăm, tặng quà tại Quảng Trị.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Trà Vinh cần tập trung vào các dự án hạ tầng quan trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm gia đình ông Võ Văn Rẹt, dân tộc Khmer, là hộ nghèo tại khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 5/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình quốc phòng - an ninh, cải cách tư pháp, đối ngoại gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh; cũng như những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Việt Nam dành ưu tiên cho việc củng cố, phát triển quan hệ với Campuchia

 Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và ông Hun Many, Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Phó Thủ tướng Chính phủ Campuchia. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
(PLVN) - Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Campuchia...

Toàn quân tham gia hiến máu cứu người

Lực lượng thanh niên quân đội luôn đi đầu trong hiến máu tình nguyện. (Ảnh: Hồng Thạnh)
(PLVN) - Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân tham gia hiến máu cứu người với những hình thức đa dạng, cụ thể, thiết thực, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “Hành trình đỏ”, “Ngày Chủ nhật đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”... làm cho nét đẹp văn hóa, giá trị nhân văn sâu sắc của phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

Sắp diễn ra Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán nhà nước

Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm. Ảnh: TL
(PLVN) - Tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước (KTNN), lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho KTNN nhằm ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp lớn lao của KTNN đối với đất nước trong suốt những năm qua.